Menú de navegación

Publicador de contenidos

angle-left Hà Tĩnh: Tham quan, hội thảo mô hình “Xây dựng mô hình hợp tác xã nuôi ong và xây dựng sản phẩm OCOP”

Ngày 23 - 24/11/2023, trong khuôn khổ dự án “Xây dựng mô hình hợp tác xã nuôi ong và xây dựng sản phẩm OCOP”, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh tổ chức tham quan, hội thảo mô hình.

Nhằm phát triển bền vững nghề nuôi ong lấy mật và khai thác hết tiềm năng, lợi thế ở các địa phương của tỉnh Hà Tĩnh. Năm 2023, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia,Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh triển khai thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình Hợp tác xã nuôi ong và xây dựng sản phẩm OCOP .

Toàn cảnh Hội thảo

Dự án được triển với mục tiêu tổng quát: Xây dựng thành công mô hình Hợp tác xã nuôi ong và xây dựng sản phẩm OCOP; Nhân rộng mô hình và nâng cao nhận thức của người dân về kỹ thuật nuôi ong đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường, góp phần phát triển nghề nuôi ong của Hà Tĩnh theo hướng sinh thái, hiệu quả và bền vững.

          Năm 2023, Dự án hoàn thành mục tiêu cụ thể: Xây dựng được 01 mô hình  nuôi ong, với quy mô 500 đàn ong mật (giống ong nội Apis cerana) 03 cầu chuẩn/đàn, năng suất bình quân đạt ≥ 18 kg/đàn/năm; Tổ chức chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm: Liên kết tiêu thụ 100% sản phẩm của mô hình và chứng nhận tối thiệu 01 sản phẩm OCOP cấp tỉnh; Tổ chức hoạt động đào tạo tập huấn, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình: Hiệu quả kinh tế tăng ≥ 10% so với nuôi ong đại trà, nhân rộng mô hình tối thiểu đạt ≥ 15% so với quy mô dự án được phê duyệt.

Bám sát mục tiêu đó, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã thực hiện mô hình tại thôn Khe Giao, xã Sơn Lộc, huyện Can Lộc, với 10 hộ tham gia, quy mô 500 đàn.

Tham dự Hội thảo có đại diện Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh; Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm ƯDKHKT và bảo vệ cây trồng vật nuôi, Lãnh đạo xã và các hộ nông dân ở các huyện Can Lộc, Nghi Xuân, Vũ Quang.

Hội nghị khẳng định: “Xây dựng mô hình Hợp tác xã nuôi ong và xây dựng sản phẩm OCOP” phù hợp với chủ trương, chính sách của tỉnh. Đã mang lại hiệu quả cao về mặt kinh tế, xã hội, đảm bảo môi trường sinh thái và sản phẩm mật ong đáp ứng về nhu cầu người tiêu dùng. Các hộ tham gia dự án đã thành lập Hợp tác xã Nông lâm nghiệp dịch vụ Tâm An, cùng nhau liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm mật ong của Hợp tác xã đã tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Với mô hình này, người dân có thể tăng thêm giá trị bằng việc tận dụng nguồn hoa tự nhiên từ rừng bạch đàn, keo, hoa nhãn, vải và các cây ăn quả khác… Qua đó tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích. Mỗi năm với 50 đàn ong nuôi ban đầu các hộ có thể thu nhập được từ 50 - 80 triệu đồng/năm./.

Hà Trần

Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh