Tartalom megjelenítő
Thời gian qua việc triển khai Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 26/5/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh xuất khẩu gắn với phát triển dịch vụ logistics giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 và Đề án đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gắn với phát triển dịch vụ logistics tỉnh Hà Tĩnh đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận đặc biệt là công tác xây dựng, thực hiện Quy hoạch, chính sách đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gắn với phát triển dịch vụ logistics. Tuy nhiên, do kinh tế thế giới biến động và chịu cạnh tranh từ hàng hóa nhập khẩu nên kim ngạch xuất khẩu của tỉnh 6 tháng đầu năm 2024 giảm, việc thu hút các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào các dự án trung tâm logistics trên địa bàn tỉnh, duy trì tuyến tàu container qua cảng Vũng Áng gặp nhiều khó khăn.
1. Kết quả thực hiện
- Kim ngạch xuất khẩu 06 tháng đầu năm 2024 đạt 1,14 tỷ USD, giảm 15% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chính như: thép đạt gần 1,02 tỷ USD (giảm 18,6%), hàng may mặc đạt 11,95 triệu USD (tăng 9%), xơ sợi dệt đạt 3,31 triệu USD (giảm 7%), chè đạt 2,33 triệu USD (tăng 8%)... Kim ngạch nhập khẩu đạt 2 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2023 (chủ yếu nhập khẩu nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất của Formosa). - Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu: Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm khoảng 90%; Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chiếm 1,5%; Hàng nông, lâm, thủy sản chiếm 3,5%.
- Thị trường xuất khẩu: sản phẩm của tỉnh xuất khẩu trên 20 thị trường các nước; trong đó một số thị trường chính như ASEAN 188,73 triệu USD; Trung Quốc 32,96 triệu USD, Nhật Bản 5,35 triệu USD, …Hiện nay, Việt Nam đã hoàn thành ký kết và thực thi 15 Hiệp định thương mại tự do (FTAs) song phương và đa phương, doanh nghiệp Hà Tĩnh đã tiến hành xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, tận dụng ưu đãi từ 13 FTAs với các đối tác chủ yếu ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…, kim ngạch xuất khẩu từ các FTAs chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh.
- Hàng hóa thông qua cửa khẩu, các bến cảng trên địa bàn tỉnh 06 tháng đầu năm:
+ Sản lượng hàng hóa thông qua Cảng biển Hà Tĩnh 6 tháng đầu năm 2024 đạt 17,94 triệu tấn, tăng 13,47% so với cùng kỳ năm 2023 trong đó: hàng xuất khẩu đạt 4,44 triệu tấn (tăng 9,42%), hàng nhập khẩu đạt 8,83 triệu tấn (tăng 7,99%, hàng nội địa đạt 4.67 triệu tấn (tăng 30,6%) (1Hàng thông qua bến cảng Sơn Dương đạt: 13,35 triệu tấn (tăng 3,7%); Hàng thông qua bến cảng Vũng Áng đạt: 2,55 triệu tấn (tăng 41,5%); Hàng thông qua bến cảng nhà máy Nhiệt Điện VA I đạt: 1,7 triệu tấn (tăng gấp 2 lần); Hàng hóa thông qua bến cảng Xăng dầu LPG Vũng Áng đạt: 0,26 triệu tấn (tăng 13,58%; Hàng hóa thông qua bến cảng Xuân Hải đạt: 0,05 triệu tấn (tăng 2,8%)).
+ 06 tháng đầu năm 2024 giá trị hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cảng cửa khẩu, cảng biển trên địa bàn đạt 3.004,60 triệu USD, giảm 8,16% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó giá trị hàng hóa nhập khẩu đạt 1.825,65 triệu USD (tăng 5,92% so với cùng kỳ năm 2023), giá trị hàng hóa xuất khẩu đạt 1.178,94 triệu USD (giảm 23,84% so với cùng kỳ năm 2023). Số thu ngân sách nhà nước: 4.642,02 tỷ đồng, đạt 49,38% so với dự toán được giao (9.400 tỷ đồng), tăng 8,24% so với cùng kỳ năm 2023 (4.288,76 tỷ đồng). Đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo: tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 173,88 triệu USD, giảm 24,79% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 86,9 triệu USD, tăng 63,65% so với cùng kỳ năm 2023; kim ngạch nhập khẩu đạt 86,98 triệu USD, giảm 51,16% so với cùng kỳ năm 2023.
Hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu
- Tại địa bàn hiện có 56 đầu mối tổ chức tín dụng với hàng trăm phòng giao dịch đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn vay, cung ứng dịch vụ thanh toán để phục vụ lĩnh vực xuất khẩu. Tính đến 30/6/2024 tổng huy động vốn đạt 106.579 tỷ đồng, tăng 6,02 so với cuối năm 2023, tăng 17,4% so với cùng kỳ; Dư nợ đạt 100.185 tỷ đồng, tăng 4,3% so với cuối năm 2023, tăng 7,69% so với cùng kỳ. Từ 01/01/2024 đến 30/6/2024, doanh số thanh toán xuất khẩu thông qua các ngân hàng tại địa bàn đạt hơn 1,19 tỷ USD (giảm 18,49% so với cùng kỳ năm 2023).
- Tại địa bàn hiện có 56 đầu mối tổ chức tín dụng với hàng trăm phòng giao dịch đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn vay, cung ứng dịch vụ thanh toán để phục vụ lĩnh vực xuất khẩu. Tính đến 30/6/2024 tổng huy động vốn đạt 106.579 tỷ đồng, tăng 6,02 so với cuối năm 2023, tăng 17,4% so với cùng kỳ; Dư nợ đạt 100.185 tỷ đồng, tăng 4,3% so với cuối năm 2023, tăng 7,69% so với cùng kỳ. Từ 01/01/2024 đến 30/6/2024, doanh số thanh toán xuất khẩu thông qua các ngân hàng tại địa bàn đạt hơn 1,19 tỷ USD (giảm 18,49% so với cùng kỳ năm 2023).
2. Tồn tại, hạn chế
- Từ đầu năm đến nay tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; tăng trưởng kinh tế, thương mại, đầu tư toàn cầu tiếp tục xu hướng chậm lại, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ thị trường lớn trên thế giới cho sản xuất, tiêu dùng giảm nên xuất khẩu hàng hóa của tỉnh có xu hướng giảm trong năm 2024 (kim ngạch xuất khẩu 06 tháng đầu năm giảm 15% so với cùng kỳ). Tiêu thụ sản phẩm thép gặp khó khăn, thép Trung Quốc giá rẻ được nhập khẩu vào Việt Nam. Các doanh nghiệp đang khó khăn trong khâu xúc tiến, tìm kiếm các thị trường, chưa có đủ nhân lực có nghiệp vụ về xuất nhập khẩu.
- Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thì mặt hàng thép vẫn chiếm tỷ trọng lớn; một số sản phẩm nông đã tiêu thụ sang một số thị trường nước ngoài, tuy nhiên quy mô xuất khẩu còn nhỏ, theo mùa vụ, xuất khẩu chủ yếu thực hiện qua doanh nghiệp trung gian nên giá trị gia tăng thấp (Bánh đa vừng Nguyên Lâm, Bánh ram Anh Thu...).
- Tỉnh quy hoạch 04 trung tâm logistics (02 trung tâm logistics tại KKT Vũng Áng, 01 trung tâm tại Đức Thọ và 01 trung tâm tại cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo), thời gian qua tỉnh đã tích cực tuyên truyền, thu hút đầu tư nhưng đến nay chưa có nhà đầu tư triển khai. Tại Nghị quyết số 113/NQ-HĐND ngày 08/12/2023 của HĐND tỉnh có nội dung chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng kho hàng hóa, tuy nhiên đến thời điểm hiện nay chưa có doanh nghiệp nào được chấp thuận chủ trương đầu tư Trung tâm Logistics, kho hàng hóa.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng, kho, bãi tại các khu vực cửa khẩu cảng biển và cửa khẩu đường bộ còn thiếu và yếu, một số tuyến đường giao thông trên địa bàn tỉnh đã được tiến hành thi công, sửa chữa tuy nhiên vẫn còn nhiều đoạn đường xuống cấp nghiêm trọng làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa của nhiều doanh nghiệp.
Hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có quy mô vừa và nhỏ, số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu còn ít, kim ngạch chưa cao, mặt hàng chưa đa dạng, năng lực sản xuất các mặt hàng xuất khẩu còn gặp nhiều khó khăn. Các tổ chức, cá nhân chưa chú trọng đầu tư áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất kinh doanh, nhận thức về việc xây dựng áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, phát triển tài sản trí tuệ còn hạn chế.
- Từ khi có chính sách hỗ trợ vận chuyển hàng hóa qua cảng Vũng Áng, trong giai đoạn 2021-2023, Công ty Cổ phần Vận tải biển Tân Cảng là đơn vị thực hiện mở tuyến tàu vận chuyển bằng container qua cảng Vũng Áng. Trung bình hàng tháng có ít nhất là 02 chuyến tàu cập cảng Vũng Áng để vận chuyển hàng 9 hóa bằng container cho các doanh nghiệp và chủ hàng. Tuy nhiên, từ tháng 12/2023 đến nay, không thực hiện được chuyến tàu nào vận chuyển hàng hóa vào cập cảng Vũng Áng. Nguyên nhân do hiện tại, các nguồn hàng thường xuyên ổn định (như: sản phẩm gỗ của nhà máy Thanh Thành Đạt và nhà máy chế biến gỗ Nghệ An của tập đoàn TH, sắt thép cho các nhà máy, dự án tại KKT Vũng Áng, hàng giấy xuất qua Lào) không thể cạnh tranh với các hãng tàu tại cảng Cửa Lò về chi phí vận tải cũng như tần suất khai thác; còn lại các nguồn hàng khác thì theo mùa vụ như phân bón, nông sản…
Việc phải duy trì đủ tối thiểu 02 chuyến/tháng trong khi hàng hóa chưa có sự ổn định là thách thức rất lớn, ảnh hưởng đến hoạt động khai thác và kinh doanh của Công ty Cổ phần Vận tải biển Tân Cảng. Ngoài ra, chi phí đường bộ đưa hàng đến Vũng Áng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu giá thành khiến cước vận tải biển buộc phải giảm sâu để đảm bảo đơn giá chào cạnh tranh nhằm thu hút và giữ chân khách hàng, làm ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác tuyến cảng Vũng Áng, đặc biệt trong giai đoạn hàng hóa thấp điểm và phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các hãng tàu khác tại cảng Cửa Lò (Nghệ An), cảng Nghi Sơn (Thanh Hóa).
- Cơ sở hạ tầng trong các KKT, KCN còn thiếu đồng bộ, đầu tư xây dựng các đường gom, hệ thống cấp điện, xử lý môi trường,... chậm triển khai; việc đấu nối từ dự án vào các trục đường chính gặp khó khăn. Công tác giải phóng mặt bằng các dự án, đặc biệt là các dự án trong KKT Vũng Áng gặp nhiều khó khăn, việc chậm bàn giao mặt bằng sạch cho nhà đầu tư dẫn đến tiến độ triển khai dự án chậm, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư.
- Mặc dù đã có nhiều nhà đầu tư đến nghiên cứu, khảo sát đầu tư vào các KKT, KCN nhưng số lượng dự án đăng ký còn hạn chế, nhất là các dự án đầu tư trong các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp công nghệ cao; thương mại dịch vụ, du lịch với quy mô lớn; chưa thu hút được nhiều các doanh nghiệp FDI từ các nước có thế mạnh về vốn, công nghệ. Việc tổ chức xúc tiến đầu tư chưa chủ động, hiện nay các hoạt động xúc tiến, mời gọi đầu tư vào các KKT, KCN đang tổ chức lồng ghép vào các chương trình, hoạt động của bộ, ngành hoặc của cả tỉnh.
3. Một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới
Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 1681/QĐUBND ngày 18/8/2022 của UBND tỉnh, trong đó chú trọng một số nhiệm vụ sau:
3.1. Về công tác tuyên truyền, triển khai Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 26/5/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Đề án phát triển xuất khẩu và dịch vụ logistics của UBND tỉnh:
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến đến đến các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh trong và ngoài tỉnh về các chính sách hỗ trợ dịch vụ logistics, xuất khẩu của tỉnh.
- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các giải pháp tuyên truyền, quảng bá, xây dựng hình ảnh trên thị trường quốc tế về cảng Vũng Áng; thực hiện Chương trình xúc tiến đầu tư vào khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, trong đó lựa chọn các lĩnh vực có thế mạnh, tiềm năng phát triển tại KKT Cửa khẩu như: dịch vụ logistics, cảng cạn, xăng dầu, du lịch sinh thái, nông lâm sản công nghệ cao gắn với chế biến sâu,…Tổ chức làm việc với Công ty Cổ phần Vận tải biển Tân Cảng về phương hướng triển khai tàu vận chuyển hàng container qua cảng Vũng Áng trong thời gian tới.
3.2. Về công tác xây dựng, thực hiện Quy hoạch, chính sách đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gắn với phát triển dịch vụ logistics
- Rà soát, nghiên cứu cơ chế, chính sách phát huy lợi thế, khai thác tiềm năng của KKT cửa khẩu, hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư phát triển; tổng hợp chung vào nội dung Dự thảo Nghị quyết về chính sách hỗ trợ đầu tư vào các khu kinh tế và khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh trình HĐND tỉnh theo đúng quy định.
- Tiếp tục triển khai các quy hoạch, chính sách đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gắn với phát triển dịch vụ logistics như: Quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; chính sách hỗ trợ phát triển dịch vụ logistics và xuất khẩu giai đoạn 2024-2025; chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025; chính sách hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Hà Tĩnh năm 2024…
Xây dựng Phương án nâng cao năng lực tiếp nhận tàu trọng tải lớn nhằm khai thác tối đa hiệu quả tiềm năng, lợi thế của Cảng biển Hà Tĩnh khi Quy hoạch chi tiết vùng đất, vùng nước cảng biển Hà Tĩnh được phê duyệt.
- Tập trung thu hút đầu tư các dự án xây dựng trung tâm logistics, hệ thống cảng biển, cảng cạn, hạ tầng các khu, cụm công nghiệp theo quy hoạch tỉnh; khuyến khích thành lập, phát triển các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics.
- Tiếp tục quan tâm huy động các nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ đầu tư kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông trọng điểm như đường bộ cao tốc Bắc Nam, các tuyến giao thông mở rộng không gian thành phố Hà Tĩnh, các trục giao thông chính tại Khu kinh tế Vũng Áng…
3.3. Công tác cải cách hành chính, thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng, phát triển nguồn hàng hóa xuất khẩu, dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu; nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics
- Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư, tập trung thu hút đầu tư các tập đoàn kinh tế lớn trong và ngoài nước nhằm tạo ra các dự án động lực và cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu trong các KKT để tạo tiền đề cho việc hình thành khu vực phát triển công nghiệp nòng cốt trong các KKT và thu hút các nhà đầu tư khác. Tiếp tục đồng hành tối đa với các nhà đầu tư, tập trung phối hợp với các đơn vị liên quan tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để các dự án triển khai đúng tiến độ. Bên cạnh đó, tăng cường kiểm tra, giám sát tiến độ triển khai dự án sau khi chấp thuận chủ trương đầu tư; xử lý kiên quyết các dự án vi phạm, thu hồi đất dự án, xây dựng môi trường đầu tư cạnh tranh, bình đẳng, tạo thuận lợi triển khai dự án đối với các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc cam kết đầu tư.
- Tăng cường hiệu quả hiệu lực quản lý nhà nước về biên giới, cửa khẩu, tạo điều kiện thuận lợi, cho hoạt động xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu hàng hóa tại cửa khẩu biên giới, cảng biển, đảm bảo an ninh, an toàn cho người, phương tiện hoạt động ở khu vực biên giới, cửa khẩu, cảng biển. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thông thoáng cho các hoạt động kinh tế, xuất nhập khẩu; chú trọng thu hút, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân có lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn thông quan.
- Nâng cao hiệu quả và hiện đại hóa hoạt động kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu trên địa bàn quản lý. Vận hành cơ chế một cửa quốc gia và một cửa ASEAN để thực hiện kết nối, trao đổi thông tin bằng phương thức điện tử, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện, hành lý xuất nhập cảnh. Tạo điều kiện, ưu tiên tín dụng phục vụ lĩnh vực xuất khẩu theo nhóm đối tượng ưu tiên của Chính phủ. Đẩy mạnh, nâng cao dịch vụ thanh toán qua ngân hàng bằng công nghệ hiện đại; khuyến khích thu hút các thành phần kinh tế, đặc biệt là cá nhân sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt; đồng thời phát triển các hình thức thanh toán quốc tế, góp phần tích cực vào tăng kim ngạch xuất khẩu của địa phương.
- Tiếp tục cập nhật, tuyên truyền các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), quy định của các thị trường từ đó nâng cao năng lực thực thi cam kết thương mại cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, đáp ứng được yêu cầu của thị trường nhập khẩu. Kiểm soát chặt chẽ ATTP ngay từ yếu tố đầu vào trong sản xuất kinh doanh, gắn với xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng; ưu tiên phát triển các vùng chuyên canh, vùng sản xuất tập trung nông nghiệp sạch, an toàn, gắn với các nhiệm vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM và đô thị văn minh, Chương trình OCOP, Đề án thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM.
NHƯ QUỲNH - CHI CỤC QLCL NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN