Navigatie menu

Contentverzamelaar

Banner trái

Web Counter

Contentverzamelaar

angle-left Hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh hại lúa Hè Thu 2024

Hiện nay, lúa Hè Thu 2024 giai đoạn đứng cái, một số diện tích gieo cấy sớm tại các vùng ven biển huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, ngoài đê Đức Thọ, thượng Can Lộc,.. giai đoạn phân hóa đòng, sinh trưởng phát triển tốt, dự kiến thời gian trổ tập trung từ ngày 5-10/8; kết quả điều tra của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật và báo cáo của các địa phương, sâu cuốn lá lứa 2 đã ra rộ, mật độ trung bình 5-7 con/m2, nơi cao 10-15 con/m2, sâu non tuổi 1, tuổi 2; rầy nâu, rầy lưng trắng xuất hiện mật độ trung bình 500-700 con/m2, nơi cao 1.000-1.500 con/m2, cục bộ 2.500-3.000 con/m2, rầy tuổi 4, tuổi 5, trưởng thành và có sự xen gối lứa, phân bố tại vùng sâu trũng, gieo cấy dày ở xã Kỳ Phú, Kỳ Đồng (Kỳ Anh), Cẩm Quang, Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên), Lâm Trung Thuỷ, Bùi La Nhân (Đức Thọ), diện tích nhiễm 10ha, trong đó có khoảng 0,1ha tại Kỳ Phú (Kỳ Anh) bắt đầu có dấu hiệu thối gốc, úa vàng; bệnh khô vằn phát sinh gây hại cục bộ trên diện tích gieo cấy dày, bón thừa đạm, diện tích nhiễm 150ha. Thời gian tới, thời tiết bước vào tiết Tiểu Thử với hình thái nắng nóng, có mưa rào xen kẽ là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sâu bệnh phát sinh, phát triển và có nguy cơ ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất lúa Hè Thu. Dự báo rầy lứa 2 ra rộ từ thời điểm 15/7/2024 trở đi, có nguy cơ gây cháy ở những vùng có mật độ cao; sâu cuốn lá nhỏ, bệnh khô vằn tiếp tục phát sinh gây hại, bệnh bạc lá có khả năng phát sinh gây hại trong điều kiện thời tiết có giông, lốc, mưa lớn. Để chủ động phòng trừ, hạn chế thiệt hại do dịch hại gây ra, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật hướng dẫn một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ như sau:

1. Duy trì đủ nước tạo điều kiện thuận lợi cho lúa sinh trưởng phát triển, kiểm tra tình hình sinh trưởng để tiến hành bón thúc đòng kịp thời.

 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Đối với sâu cuốn lá: Thường xuyên kiểm tra, giám sát đồng ruộng, thực hiện tốt công tác điều tra phát hiện, căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, mật độ sâu gây hại để quyết định những diện tích cần tập trung xử lý kịp thời khi sâu tuổi 1, tuổi 2, sử dụng một trong các loại thuốc có hoạt chất Indoxacarb, Emamectin benzoate, Chlorantraniliprole, Isocycloseram, các loại thuốc thương phẩm như: Clever 150SC, Obaone 95WG, Tasieu 1.9EC, Angun 5WG, Incipio® 200SC,..;

2. Đối với rầy nâu, rầy lưng trắng: Trước mắt tập trung xử lý các diện tích rầy đã xuất hiện để hạn chế nguồn phát tán, lây lan trên đồng ruộng; thường xuyên giám sát đồng ruộng thực hiện tốt công tác điều tra phát hiện, chú trọng vùng thấp trũng, vùng hàng năm rầy thường phát sinh gây hại; chủ động cảnh báo, hướng dẫn các địa phương và bà con nông dân tiến hành phun trừ kịp thời rầy lứa 2 nở rộ xung quanh thời điểm ngày 15/7/2024 trở đi bằng một trong các loại thuốc hóa học có hoạt chất Pymetrozine, Imidacloprid, Clothianidin, Acetamiprid, các loại thuốc thương phẩm như: Chess 50WG, Sutin 50SC, Dantotsu 50WG, Ba Đăng 300WP,...;

3. Đối với bệnh khô vằn: Tập trung giám sát đồng ruộng, chủ động phát hiện và hướng dẫn phun phòng trừ kịp thời khi bệnh chớm xuất hiện, chú trọng trên các diện tích sâu trũng, bón thừa đạm, gieo cấy dày; sử dụng một trong các loại thuốc hóa học có hoạt chất Validamycin, Hexaconazole, Cyproconazole, Difenoconazole, các loại thuốc thương phẩm như: Vida 5WP, Validacin 5SL, Anvil 5SC, Nevo 330EC, Tilt super 300ND,...

          4. Đối với bệnh bạc lá: Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, chủ động phun phòng bệnh bạc lá trên diện tích gieo cấy các giống lúa nhiễm bệnh như: Thái Xuyên 111, TH3-3, KDĐB, ... và những diện tích hàng năm bệnh thường phát sinh gây hại, sử dụng một trong các loại thuốc hóa học có hoạt chất Oxolinic acid, Kasugamycin, Bronopol các loại thuốc thương phẩm như: Starner 20WP, Kamsu 2SL, Xantocin 40WP,...

           Lưu ý:

Trong quá trình sử dụng thuốc cần tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc “4 đúng” và hướng dẫn sử dụng trên nhãn bao gói.

Điều tiết nước hợp lý, bón phân đón đòng cân đối tạo điều kiện thuận lợi cho lúa sinh trưởng, phát triển và phát huy hiệu lực của thuốc trong quá trình phòng trừ.

Phun thuốc vào thời điểm sáng sớm hoặc chiều mát; quá trình tác nghiệp xử lý thuốc trên đồng ruộng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, nhất là điều kiện thời tiết nên quá trình xử lý thuốc cần linh hoạt về thời gian phun, thời điểm phun lại lần 2 (nếu cần thiết) để phát huy tối đa hiệu quả phòng trừ./.

TRỊNH THỊ GIANG - CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BVTV

Contentverzamelaar

Contentverzamelaar