Publicador de Conteúdos e Mídias
Sản xuất vụ Xuân 2019 đến thời điểm này, các trà lúa giai đoạn trổ bông-chín sữa, điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi cho lúa trổ bông. Kết quả điều tra của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật và báo cáo của Trung tâm Ứng dụng Khoa học kỹ thuật và Bảo vệ cây trồng vật nuôi các huyện, thành phố, thị xã đến ngày 12/4/2019rầy nâu, rầy lưng trắng phát sinh gây hại với mật độ trung bình 700-1.000 con/m2, nơi cao 3.000-5.000 con/m2, cục bộ ổ 8.000-10.000 con/m2(Xuân Lĩnh, Xuân Hội-Nghi Xuân;Kỳ Bắc, Kỳ Phú, Kỳ Khang-Kỳ Anh; Đức Tùng, Trung Lễ, Đức Long-Đức Thọ; Cẩm Dương, Cẩm Hòa - Cẩm xuyên,...) rầy chủ yếu tuổi 2, tuổi 3 và có sự xen gối lứa,diện tích nhiễm65,5ha(Kỳ Anh 51ha, Cẩm Xuyên 5ha,Đức Thọ 4,5ha, Nghi Xuân 3ha, Thạch Hà 2ha,...), nhiễm nặng4ha. Hiện nay điều kiện thời tiết và cây trồng đang rất thuận lợi cho rầy nâu, rầy lưng trắngphát sinh gây hại nặng trên diện rộng và có nguy cơ sẽ gây cháy cục bộ ở một số diện tích có mật độ rầy cao từ thời điểm lúa chín sáp trở đi. Để hạn chế thiệt hại, bảo vệ an toàn sản xuất vụ xuân 2019, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật hướng dẫn một số kỹ thuật sau:
-Duy trì đủ nước tạo điều kiện thuận lợi cho lúa làm trổ bông - chín và phát huy hiệu lực của các loại thuốc trừ rầy.
- Khi phát hiện tổ chức khoanh vùng, cắm vè, hướng dẫn bà con nông dân phòng trừ bằng các loại thuốc có hoạt chất tiếp xúc, xông hơi: Fenobucarb, Chlorpyrifos Ethyl, Cypermethrin: Các loại thuốc thương phẩm hiện có trên địa bàn tỉnh như:
Victory 585EC, Wavotox 585EC: Pha 40 ml thuốc vào 25-30 lít nước, phun cho 1 sào 500m2;
Bassa 50E: Pha 60 ml thuốc vào 25-30 lít nước, phun cho 1 sào 500m2,
Fidur 220EC: Pha 50ml thuốc vào 25-30lít nước,phun cho 1 sào 500m2,...
Lưu ý:Khi phun thuốc phải rẽ lúa thành những băng rộng 0,5-0,6m, điều tiết nước hợp lý, phun đảm bảo cho thuốc tiếp xúc với rầy, sau khi phun thuốc 4-5 ngàykiểm tra nếu mật độ rầy trên đồng ruộng còn cao tiến hành phun lại lần 2.
Bên cạnh rầy nâu, rầy lưng trắng cần theo dõi diễn biễn của bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, chuột…để chủ động phòng trừ.
PHÒNG BẢO VỆ THỰC VẬT – CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BVTV