Menu de Navegação

Publicador de Conteúdos e Mídias

angle-left Hội thảo mô hình nuôi cá diêu hồng theo hướng VietGAP

Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh vừa tổ chức hội thảo, tổng kết mô hình “Nuôi cá diêu hồng hồng bằng lồng bè trên sông và hồ chứa theo hướng VietGAP” nhằm đánh giá về năng suất, chất lượng sản phẩm để có cơ sở nhân ra diện rộng.

Mô hình “Nuôi cá diêu hồng bằng lồng bè trên sông và hồ chứa theo hướng VietGAP”được triển khai tại đập dâng Sông Trí, xã Kỳ Hoa, Thị xã Kỳ Anh, với quy mô 3 lồng nuôi, mỗi lồng 100 m3. Đây là khu vực khuất gió, thông thoáng, lưu thông nước tốt, lưu tốc dòng chảy từ 0,2-0,3 m/giây, các yếu tố môi trường nằm trong ngưỡng cho phép, nguồn nước luôn chủ động và thuận lợi cho phát triển nuôi cá lồng.

Các đại biểu tham quan mô hình “Nuôi cá diêu hồng bằng lồng bè trên sông và hồ chứa theo hướng VietGAP”tại đập dâng Sông Trí, xã Kỳ Hoa, Thị xã Kỳ Anh

Với số cá giống ban đầu được thả 30.000 con, sau 7 tháng thả nuôi, tỷ lệ sống đạt trên 80%, cá lớn nhanh đạt trọng lượng bình quân 0,6 kg/con, sản lượng ước đạt gần 15 tấn. Qua trừ các chi phí con giống, thức ăn, thuốc phòng trị bệnh, công chăm sóc bảo vệ,… mỗi hộ có lãi gần 120 triệu đồng.

Phó giám đốc Trương Huy Dũng báo cáo kết quả triển khai mô hình

Tại hội thảo các đại biểu đánh giá cao tính thích ứng của đối tượng với môi trường nuôi và kết quả của mô hình. So với cách nuôi truyền thống, nuôi cá theo quy trình VietGAP giảm từ 3-5% chi phí, trong khi năng suất tăng 3%, cho sản phẩm sạch an toàn dễ tiêu thụ hơn.

Ông Phạm Khánh Tuấn – Chủ mô hình chia sẻ kinh nghiệm tại hội thảo

 

          Chia sẻ tại Hội thảo, ông Phạm Khánh Tuấn, một trong 3 chủ mô hình cho biết: Qúa trình nuôi, tôi đã tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật từ việc lựa chọn con giống, quá trình chăm sóc đến ghi chép sổ sách theo dõi hàng ngày theo sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu truy xuất nguồn gốc của sản phẩm và dùng làm tư liệu so sánh, đúc kết kinh nghiệm cho vụ nuôi sau. Về đầu ra, nhờ áp dụng quy trình nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP, sản phẩm tạo ra đảm bảo chất lượng nên nhiều thương lái đặt hàng và đến tận nơi thu mua với số lượng lớn, giá bán cao hơn cá nuôi truyền thống 3-5 nghìn đồng/kg. Vì vậy, gia đình sẽ duy trì áp dụng quy trình nuôi này trong những vụ nuôi tiếp theo.

g iám đốc Trung tâm Ứng dụng HKKT và Bảo vệ cây trồng huyện Cẩm Xuyên

Phan Thanh Nghi phát biểu ý kiến

Cũng tại hội thảo, ông Phan Thanh Nghi – giám đốc Trung tâm Ứng dụng HKKT và Bảo vệ cây trồng huyện Cẩm Xuyên đã chia sẻ: với tiềm năng diện tích ao, hồ nước ngọt trên địa bàn khá lớn, nguồn nước chủ động nên qua tham quan thực tế mô hình này, thời gian tới huyện Cẩm Xuyên sẽ áp dụng vào triển khai trên địa bàn để nâng cao giá trị sản phẩm gắn với phát triển thủy sản bền vững, nâng cao thu nhập người dân.

Thông qua hội thảo và kết quả mô hình,  khẳng định cá Diêu hồng là đối tượng nuôi phù hợp trên địa bàn tỉnh, có giá trị kinh tế cao cần được nhân rộng sản xuất trong thời gian tới; việc áp dụng quy trình VietGAP trong nuôi thủy sản góp phần thay đổi nhận thức của người nuôi về cách đầu tư, chăm sóc, quản lý môi trường ao nuôi, phòng bệnh cho cá, nâng cao chất lượng sản phẩm và giúp thuận lợi về đầu ra. Đây cũng là giải pháp để phát triển bền vững nghề nuôi thủy sản ở Hà Tĩnh./.

Nguyễn Hoàn

Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh