TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018; Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng, Nghị định số 134/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng Kế hoạch thực hiện công tác kiểm soát xung đột lợi ích năm 2024 với các nội cơ bản:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các quy định của pháp luật, các chủ trương, Nghị quyết của Trung ương, Tỉnh ủy, chỉ đạo của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; kiểm soát xung đột lợi ích.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan và người đứng đầu của các phòng chuyên môn, đơn vị thuộc Sở trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện công tác kiểm soát xung đột lợi ích; làm tốt trách nhiệm nêu gương của cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
- Tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong công tác kiểm soát xung đột lợi ích và Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
2. Yêu cầu
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp kiểm soát xung đột lợi ích song song với công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, trong đó xác định phòng ngừa là chính, kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi, dấu hiệu xác định có xung đột lợi ích.
- Tăng cường kiểm tra trách nhiệm, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng nhằm phát hiện các hành vi, dấu hiệu về xung đột lợi ích của người có chức vụ, quyền hạn.
II. NỘI DUNG
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng chống tham nhũng và kiểm soát xung đột lợi ích
Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về PCTN và kiểm soát xung đột lợi ích; trong đó, tập trung tuyên truyền phổ biến Luật PCTN năm 2018; Nghị định số 59/2019/NĐ- CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng, Nghị định số 134/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP; Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; Chỉ thị 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường, xử lý ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân doanh nghiệp trong giải quyết công việc...
2. Thực hiện các giải pháp phòng ngừa, kiểm soát xung đột lợi ích
- Các phòng, Văn phòng, Thanh tra Sở và các đơn vị thuộc Sở căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao để thực hiện việc công khai, minh bạch trong quá trình hoạt động và thực hiện các giải pháp phòng ngừa theo các nội dung quy định tại Luật PCTN năm 2018 và các văn bản quy định khác có liên quan về kiểm soát xung đột lợi ích; tăng cường giám sát, kiểm soát, đánh giá, kịp thời nắm bắt các trường hợp có nguy cơ, dấu hiệu về xung đột lợi ích của người có chức vụ, quyền hạn thuộc đơn vị mình; giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao của người có xung đột lợi ích; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về kiểm soát, xử lý xung đột lợi ích theo quy định tại các Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ; Nghị định số 134/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.
- Tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc các Kế hoạch, Chương trình của UBND tỉnh, Ban Thường vụ Đảng ủy, Giám đốc Sở về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, đề xuất Giám đốc Sở xử lý nghiêm những cán bộ, công chức, viên chức có hành vi xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ (nếu có).
- Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan và người đứng đầu của các phòng, đơn vị thuộc Sở trong công tác kiểm soát xung đột lợi ích; chủ động tổ chức kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp có dấu hiệu, nguy cơ về xung đột lợi ích của người có chức vụ, quyền hạn tại cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình trực tiếp lãnh đạo, quản lý theo quy định tại Điều 23 của Luật Phòng, chống tham và các Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ; Nghị định số 134/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.
- Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện khuyến khích cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động có ý thức tham gia phát hiện hành vi, dấu hiệu, nguy cơ về xung đột lợi ích.
Giám đốc Sở giao Trưởng các phòng, Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Thủ trưởng các đơn vị tổ chức phổ biến, quán triệt các quy định của pháp luật về kiểm soát xung đột lợi ích và Kế hoạch đến toàn thể công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị; tổ chức triển khai, thực hiện kịp thời, nghiêm túc, có hiệu quả các quy định pháp luật về kiểm soát xung đột lợi ích. Giao Thanh tra Sở theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện Kế hoạch, Tham mưu Giám đốc sở tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định./.
Huy Hùng - Thanh tra Sở