SẢN XUẤT VÀ THỊ TRƯỜNG
Năm 2021 là một năm đặc biệt khó khăn khi mà dịch bệnh Covid-19 bùngphát tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam và một số nướcchung đường biên giới với nước ta, với diễn biến hết sức phức tạp và kéo dài đãảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội trên phạm vi toàncầu; thương mại quốc tế, trong đó có hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa là lĩnhvực chịu tác động trực tiếp của đại dịch khi nhiều nước trên thế giới đều áp dụngbiện pháp cách ly đối với người nhập cảnh, hạn chế giao thương nhằm phòngchống dịch.
Mặc dù trong bối cảnh hết sức khó khăn đó, thời gian qua, tình hình hoạtđộng thương mại biên giới Việt - Lào vẫn có nhiều chuyển biến tích cực. Nhucầu xuất nhập khẩu hàng hóa ngày càng đa dạng, kim ngạch trao đổi hàng hóatại địa bàn Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo tăng so với các năm trước. Các cơ chếchính sách, thủ tục hành chính cũng như cơ sở hạ tầng tại cửa khẩu, hạ tầngthương mại được các nước có chung tuyến biên giới dần được quan tâm cảithiện, tạo môi trường thuận lợi cho trao đổi hàng hóa qua biên giới. Đặc biệt,tháng 12/2021, Hội nghị cấp cao thường niên giữa hai tỉnh Hà Tĩnh -Bolykhămxay, Hà Tĩnh - Khăm Muộn diễn ra thành công tốt đẹp. Lãnh đạo haitỉnh đã tiến hành thảo luận và đi đến thống nhất ký kết biên bản ghi nhớ hợp tácnăm 2022 với nhiều nội dung quan trọng trên các lĩnh vực, trong đó bao gồm:đảm bảo an ninh biên giới, thương mại, đầu tư và phát triển kinh tế; giao thôngvận tải.
1. Hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo
Kim ngạch XNK: tổng kim ngạch XNK đạt
325,33 triệu USD, tăng
19,56% so cùng kỳ năm trước, trong đó:Kim
ngạch XK: 120,66 triệu USD, giảm 18,76% so cùng kỳ năm trướcdo ảnh
hưởng của dịch Covid-19 với các mặt hàng chủ yếu gồm: sắt thép,
bánhkẹo,xi măng, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, hàng nông sản…;
Kim ngạch NK: 204,67 triệu USD, tăng 65,62% socùng kỳ năm trướcvới các
mặt hàng chủ yếu gồm: Gạo các loại, khí CO2 hóa lỏng, nướctăng lực
Redbull, đồ điện gia dụng, phân bón, nhãn khô, bánh kẹo, cây vầu,
sắnlát khô…
Đối với các mặt hàng ngành nông nghiệp, hoạt động xuất nhập khẩu khá ổn định (trừ gạo):
- Xuất khẩu đạt gần1.800 tấn chè, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 4,3 triệu USD, thị trường xuất khẩu chính là Pakistan, Afghanistan, cao hơn cùng kỳ năm 2020 (1.700 tấn chè có giá trị 3,9 triệu USD);
- Xuất khẩu đạt gần 450 tấn thủy sản, giá trị gần 5,5 triệu USD với thị trường chính là Nhật Bản (ngoài ra còn có Trung Quốc, Đài Loan, EU, Hàn Quốc), tương đương cùng kỳ năm ngoái (444 tấn có giá trị 130 tỷ đồng);
- Xuất khẩu gần3.900 tấn gạo trị giá hơn1,83 triệu USD, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái (18.500 tấn trị giá hơn 9,25 triệu USD)với thị trường chính là Lào, và hợp đồng ủy thác sang Trung Quốc;
- Nhập khẩu 28.100kg muối trị giá hơn 3.360 USD từ Ấn Độ.
2. Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới
- Cư dân biên giới tại tỉnh Hà Tĩnh và
các tỉnh Bôlykhămxay và Khăm
Muộn (CHDCND Lào) mua bán, trao đổi
hàng hóa chủ yếu thông qua hệ thống
chợ biên giới. Hiện nay,
trên địa bàn Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo
theo Quy
hoạch điều chỉnh chi tiết xây dựng Khu vực Cửa khẩu Quốc tế Cầu
Treo được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt tại Quyết định số
1426/QĐ-UBND
ngày 15/5/2019 không bố trí quỹ đất để xây dựng chợ
cửa khẩu.
- Hiện nay, Hà Tĩnh có 05 chợ biên giới
đang hoạt động tập trung tại 02
huyện Hương Sơn và Hương Khê bao
gồm: Chợ Gia (xã Phú Gia), chợ Nổ (xã
Hòa Hải), chợ Hương Lâm
(xã Hương Lâm), chợ Tây Sơn (thị trấn Tây Sơn),
chợ Hà Tân (xã
Sơn Tây). Có 02 chợ nằm trong quy hoạch chợ biên giới gồm
chợ
Sơn Hồng (xã Sơn Hồng, huyện Hương Sơn) và chợ Sơn Kim (xã Sơn
Kim
1, huyện Hương Sơn).
- Hoạt động thương mại nội Khu kinh tế
chủ yếu diễn ra tại chợ Tây Sơn,
chợ Hà Tân và các cơ sở kinh
doanh trên địa bàn Khu kinh tế, trong đó: chợ Tây
Sơn (chợ hạng
II) hoạt động trao đổi hàng hóa tương đối sôi động, có 270 hộ
kinh doanh, chợ Hà Tân (chợ hạng III) có 50 hộ kinh doanh.
- Ngoài chợ Tây Sơn hoạt động cả ngày
với số lượng hộ kinh doanh khá,
các chợ biên giới còn lại chỉ
hoạt động kinh doanh vào buổi sáng, mỗi tuần họp
hai đến ba phiên.
- Do tình hình dịch Covid-19 diễn biến
phức tạp và dịch bệnh trên gia súc
(dịch tả và dịch viêm da nổi
cục) nên hoạt động thương mại tại các chợ biên
giới, chợ Khu
kinh tế gặp nhiều khó khăn; các chợ vùng biên giới chỉ kinh
doanh, mua bán trong địa bàn, không trao đổi, mua bán hàng hóa qua lại
hai bên
biên giới.
- Trong năm, UBND huyện Hương Sơn đã
phối hợp triển khai xây dựng
01 cửa hàng giới thiệu, bán sản
phẩm OCOP tại thị trấn Phố Châu; tổ chức
Phiên chợ hàng Việt
nhằm giới thiệu và đưa các sản phẩm hàng Việt Nam về tại
xã miền
núi Sơn Hồng. Các huyện biên giới đã tiến hành lấy mẫu định kỳ
kiểm
tra công tác an toàn thực phẩm (ATTP) đối với các cở sở
thuộc lĩnh vực quản lý,
đồng thời phối hợp với Hội Bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng tỉnh tiến hành
khảo sát, tuyên truyền các
quy định về quyền lợi người tiêu dùng tại các chợ trên
địa bàn.
3. Công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại
Trong năm 2021, lợi dụng tình hình dịch
bệnh Covid-19 diễn biến phức
tạp, nhiều đối tượng vượt biên trái
phép để trốn việc cách ly y tế; thông qua các
hoạt động xuất
nhập cảnh, xuất nhập khẩu để mua bán, vận chuyển trái phép các
chất ma túy, vật liệu nổ, buôn lậu, gian lận thương mại và các tệ nạn
xã hội khác
gây nhiều khó khăn cho các lực lượng chức năng. Tuy
nhiên, nhờ sự chỉ đạo,
vào cuộc kịp thời, công tác chống buôn
lậu và gian lận thương mại đã có nhiều
kết quả tốt, cụ thể:
- Cục Hải quan tỉnh:
Chủ trì, phối hợp bắt giữ 15 vụ buôn
lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa
qua biên giới; tang vật thu
giữ các mặt hàng như: gỗ các loại, hàng tiêu dùng, đồ
điện tử,…
Chủ trì, phối hợp bắt giữ 01 vụ vận
chuyển các chất ma túy, tang vật thu
giữ 1,94 kg methamphetamine.
Xử phạt vi phạm hành chính 44 vụ, tổng
số tiền phạt nộp NSNN là 676,23
triệu đồng.
- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà
Tĩnh đã làm tốt công tác tuần tra,
kiểm tra, kiểm soát khu vực
biên giới; chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức
năng có liên
quan phát hiện, đấu tranh thắng lợi nhiều chuyên án, vụ án lớn
về
mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy, pháo nổ, xuất
nhập cảnh trái
phép... BĐBP tỉnh đã chủ trì, đấu tranh phát
hiện, bắt giữ, xử lý 32/49 đối tượng,
trong đó:
Phát hiện, xử lý 02 vụ án có hành vi vận
chuyển trái phép chất ma túy từ
Lào vào Việt Nam, tang vật thu
giữ: 100 kg ma túy dạng đá.
Xuất nhập cảnh trái phép 06 vụ/10 đối tượng.
Vượt biên trái phép 13 vụ/20 đối tượng.
Tiếp nhận 08 vụ/16 đối tượng là công dân
Việt Nam vi phạm pháp luật
nước CHDCND Lào.
- Cục Quản lý thị trường đã phối hợp
kiểm tra, kiểm soát thị trường hàng
hóa trên địa bàn các huyện
biên giới đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của
người dân, không
để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, đầu cơ, găm hàng
tăng
giá bất hợp lý.
Kết quả kiểm tra, xử lý | Năm 2021 | Năm 2020 | Tỷ lệ (%) |
Số vụ xử lý (vụ) | 253 | 302 | 83,77 |
Số hành vi (vụ) | 272 | 357 | 76,19 |
Phạt hành chính (triệu đồng) | 315,6 | 426,75 | 74,02 |
Trị giá hàng hóa tịch thu, tiêu hủy (triệu đồng) | 24,063 | 52,934 | 45,46 |
- Công an tỉnh:
+ Đã phát hiện, bắt giữ: 65 vụ, 62 đối
tượng; thu giữ hàng hóa có tổng trị
giá khoảng 740 triệu đồng.
Trong đó:
Buôn lậu, gian lận thương mại: 27 vụ, 27 đối tượng
Buôn bán, tàng trữ hàng cấm (pháo nổ): 13 vụ, 19 đối tượng
Vi phạm khác: 25 vụ, 16 đối tượng
+ Xử lý hình sự: 10 vụ, 19 đối tượng. Trong đó:
Khởi tố 01 vụ án hình sự “Buôn lậu” xảy
ra ngày 23/11/2021 tại huyện
Hương Sơn, Hà Tĩnh, thu giữ tang
vật: 350 thùng mỹ phẩm có trị giá khoảng
350 triệu đồng. Hiện
đang tiếp tục điều tra, xử lý.
Khởi tố 03 vụ, 06 bị can về tội “Vi phạm
các quy định về bảo vệ động vật
nguy cấp quý hiếm”, thu giữ tang
vật: 02 cá thể hổ, 01 cá thể sơn dương.
Khởi tố: 06 vụ- 13 bị can về tội Buôn
bán hàng cấm và Tàng trữ hàng cấm
(pháo nổ).
+ Xử lý hành chính: 54 vụ, 42 đối tượng. Phạt VPHC 42 đối tượng tổngsố tiền: 120,93 triệu đồng
+ Đang xử lý: 01 vụ, 01 đối tượng
NHƯ QUỲNH - CHI CỤC QLCL NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN