SẢN XUẤT VÀ THỊ TRƯỜNG
1. Doanh nghiệp đăng ký với tổ chức hải quan Trung Quốc qua cơ quan có thẩm quyền
-
- Quy định của Lệnh 248 TCHQ Trung Quốc (gọi tắt là Quy định đăng ký).
- Công hàm 353 ngày 27/9/2021 của Cục An toàn thực phẩm TCHQ Trung Quốc
- Hiệu lực: 01/01/2022
- Kể từ ngày 01/11/2021. Doanh nghiệp xin đăng ký theo quy định có liên quan tại Điều 8 của “Quy định đăng ký”.
- Ngôn ngữ: Tiếng Trung hoặc Tiếng Anh
- Thời hạn đăng ký: 5 năm kể từ ngày được cấp
Sản phẩm bao gồm 18 nhóm: thịt và các sản phẩm từ thịt; sản phẩm thủy sản; sản phẩm từ sữa; yến sào và sản phẩm từ tổ yến; ruột động vật (dùng làm vỏ xúc xích); sản phẩm từ ong; trứng và các sản phẩm từ trứng; dầu thực phẩm và nguyên liệu; bánh có nhân các loại; ngũ cốc dùng làm thực phẩm; sản phẩm bột ngũ cốc và mạch nha; các loại rau tươi, rau tách nước (rau khô, rau sấy) và đậu khô; gia vị nguồn gốc tự nhiên; quả hạch và các loại hạt; trái cây sấy khô; hạt cà phê và ca cao chưa rang; thực phẩm ăn kiêng đặc biệt; thực phẩm chức năng.
Những sản phẩm đã có giao thương
Hoa hồi, lá lốt (hoa), Mít khô, Đinh hương, Đậu khấu, Quả hạch Brazil khô (bao gồm các loại quả hạch Brasil khác, quả Bào ngư), Dứa khô, Đậu đỏ khô, Cau khô, Óc chó khô tách vỏ/chưa tách vỏ, Hạt dẻ cười tách vỏ/chưa tách vỏ, Hạt mắc ca khô, Hạt phỉ khô (hạt dẻ), Đỗ xanh khô, Quả sung khô, Chuối khô (chuối tiêu, chuối tây), Hạt điều khô, Dừa khô, Cùi dừa khô, Khoai sọ khô, Dừa biển khô (Lodoicea maldivica), Hạt dưa đỏ, Hồ tiêu, Lạc, Nghệ, Hạt thì là, Hạnh nhân đắng, Hạnh nhân ngọt, Ớt khô, Hạt hương nhu (hạt é (Occimum Gratissimum) , Vải quả khô, Hạt sen, Long nhãn khô, Hạt ý dĩ (hạt bo bo, hạt mạch) tách vỏ, Vỏ quế và Hoa quế, Gừng, Hạt đậu tằm tươi hoặc bảo quản lạnh, Cải thảo tươi hoặc bảo quản lạnh, Cải xoăn (cải ngồng) tươi hoặc bảo quản lạnh, Ớt tươi hoặc bảo quản lạnh (gồm ớt ngọt), Hành (Allium fistulosum) tươi hoặc bảo quản lạnh, Củ mài (Dioscorea oppositifolia L.) tươi hoặc bảo quản lạnh, Đậu Hà Lan tươi hoặc bảo quản lạnh (tách vỏ/không tách vỏ), Hành tây (củ) tươi và bảo quản lạnh, Bột lúa mì, Lúa mạch, Quả cọ và hạt cọ dầu, Vừng, Bột mì nhồi (bánh bột mì có nhân), Dầu thực vật, Hạt cà phê (chưa rang).
2. Doanh nghiệp tự đăng ký
Sản phẩm không thuộc 18 loại sản phẩm đã liệt kê tại Công hàm 353 thì doanh nghiệp phải tự đăng ký (hoặc ủy thác đăng ký).
Phần mềm đăng ký: “Ứng dụng quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nhập khẩu nước ngoài” trên hệ thống một cửa thương mại quốc tế http://www.singlewindow.cn/
Thời hạn mở đăng ký: 01/11/2021
Hồ sơ xin đăng ký bao gồm:
(1) Đơn đăng ký doanh nghiệp: Tên doanh nghiệp, Nơi đặt trụ sở, địa chỉ nơi sản xuất, Người đại diện theo pháp luật, Người liên hệ, thông tin liên hệ, Số đăng ký được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chấp thuận, loại thực phẩm được đăng ký, Loại hình sản xuất, Năng lực sản xuất, …
(2) Giấy tờ chứng minh tư cách của doanh nghiệp (giấy phép kinh doanh) do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia (khu vực) nơi doanh nghiệp đặt trụ sở cấp;
(3) Bản cam kết tuyên bố của doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu của quy định này.
Lưu ý: Đối với doanh nghiệp thương mại hoặc đại lý xuất khẩu thực phẩm (của VN) đăng ký tại website http://ire.customs.gov.cn/
3. Cơ quan có thẩm quyền
a. Sản phẩm thuộc thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý
- Sản phẩm thủy sản: Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản
- Sản phẩm nguồn gốc thực vật: Cục Bảo vệ thực vật
- Sản phẩm nguồn gốc động vật trên cạn: Cục Thú y
b. Sản phẩm thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương quản lý
- Vụ Khoa học Công nghệ, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công thương
c. Sản phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế quản lý
- Cục An toàn thực phẩm
NHƯ QUỲNH - CHI CỤC QLCL NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN