CHUYÊN MỤC

SẢN XUẤT VÀ THỊ TRƯỜNG

angle-left Quy định SPS của thị trường EU đối với sản phẩm nông sản nhập khẩu từ Việt Nam

1. Quy định về hạn ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam sang EU

- Hạn ngạch gạo Việt Nam xuất khẩu sang EU

Theo EVFTA, Chương 2, Phụ lục 2-A, EU cam kết dành hạn ngạch thuế quan (HNTQ) cho Việt Nam đối với gạo với lượng hạn ngạch là 80.000 tấn/năm đối với gạo xay xát và gạo thơm với mức thuế 0%.

Riêng mặt hàng tấm sẽ không còn hạn ngạch nữa và sẽ xóa bỏ thuế trong 5 năm.

Kh i l ượ ng (t n)

S th t

Phân kỳ (kh i l ượ ng theo t n)

1 tháng 1 – 31 tháng 3

1 tháng 4 – 30 tháng 6

1 tháng 7 – 30 tháng 9

1 tháng 10 – 31 tháng 12

20.000

09.4729

10.000

5.000

5.000

-

          Những lượng hạn ngạch thuế quan dành cho gạo có xuất xứ Việt Nam sẽ được mở hàng năm, từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12. Các lô hàng gạo thơm khi xuất khẩu vào thị trường EU, để được hưởng thuế suất 0% theo hạn ngạch, phải có giấy chứng nhận đúng chủng loại (authenticity certificate) được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam nêu rõ gạo thuộc một trong các chủng loại gạo được nêu ở trên.

Doanh nghiệp cần cung cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ khi làm thủ tục hải quan.

Các loại gạo thơm có xuất xứ Việt Nam được hưởng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu như quy định tại Điều 1(1)(c):

(a) Hoa nhài 85

(b) ST 5, ST 20

(c) Nang Hoa 9 (NàngHoa 9)

(d) VD 20

(e) RVT

(f) OM 4900

(g) OM 5451

(h) Tai nguyen Cho Dao (Tài nguyên Chợ Đào).

- Hạn ngạch cho nông sản xuất khẩu Việt Nam sang EU

Trứng gia cầm có hạn ngạch từ 1/8-31/12/20 là 208,334 tấn và hạn ngạch mỗi năm 500 tấn;

+ Tỏi 167,668 tấn, 400 tấn);

+ Ngô (2.083,334 tấn, 5.000 tấn);

+ Bột sắn (12.500 tấn, 30.000 tấn);

+ Cá ngừ (4.791,668 tấn, 11.500 tấn);

+ Surimi (208,334 tấn, 500 tấn);

+ Đường (8.333,334 tấn, 20.000 tấn); đường đặc biệt (166,668 tấn, 400 tấn);

+ Nấm (145,834 tấn, 350 tấn)…

2. Quy định SPS của EU đối với động vật trên cạn và thủy sản

Thủy sản Việt Nam và Hiệp định EVFTA

TT

Ký hiệu văn bản

Nội dung chính

1

Chỉ thị 851 đến 854

1.Quy định và yêu cầu kiểm soát theo quá trình HACCP

1.1.Quy định về nội dung kiểm soát đối với nhóm sản phẩm có mối nguy gắn liền: mật ong, thủy sản nuôi trồng, nhuyễn thể 2 mảnh vỏ

2

Chỉ thị về ghi nhãn bao gồm các nội dung an toàn về quyền của động vât

Về ghi nhãn (nguồn gốc xuất xứ, các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm, an toàn bệnh dịch động, thực vật

3

Quyết định của EU về khai thác thủy sản tự nhiên (IUU)

Khai thác thủy sản biển có kiểm soát và có khai báo

 

- Điều kiện: Tương đương về điều kiện sản xuất và chương trình kiểm soát ATTP của những doanh nghiệp có tên trong danh sách xuất khẩu thủy sản vào EU

+ Nhà xưởng, trang thiết bị trong thu mua nguyên liệu, chế biến, bảo quản phải bố trí để tránh được lây nhiễm chéo mối nguy

+ Chương trình kiểm soát phải theo nguyên tắc: Nhận diện mối nguy và kiểm soát mối nguy ngay tại nơi phát sinh (HACCP)

+ Phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Việt Nam thanh tra định kỳ và xác nhận đạt các quy định của EU

- Điều kiện: Tương đương về Chương trình kiểm soát dư lượng hóa chất độc trong thủy sản nuôi

Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nước xuất khẩu:

+ Phân vùng nuôi (đánh số) các cơ sở sản xuất  giống, nuôi thủy sản thương phẩm có điều kiện tương đương

+ Thiết lập kế hoạch lấy mẫu để kiểm tra các loại hóa chất, kháng sinh sử dụng trong sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản. Kết quả các hóa chất độc phải dưới ngưỡng tối đa cho phép

+ Hàng năm: EU thực hành kiểm tra để công nhận/không công nhận

3. Quy định SPS của EU và nguồn thông tin về an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc thực vật

Chiến lược theo từng chủ đề của EU đối với thuốc BVTV:

- Quy định 1107/2009 – Đưa thuốc BVTV ra thị trường

- Quy định 396/2005 – Dư lượng tối đa cho phép (MRL)

- Chỉ thị 2009/128/EC – Sử dụng bền vững thuốc BVTV

- Quy định 1185/2009/EC – Thu thập số liệu thống kê

- Chỉ thị 2009/127/EC – Yêu cầu kỹ thuật đối với máy móc

- Nguồn thông tin (thuốc, MRL…)

Quy định của EU đối với thuốc BVTV

Nguyên tắc cơ bản trong luật pháp của EU về thuốc Bảo vệ thực vật:

- Hệ thống chặt chẽ nhất để đảm bảo mức độ bảo vệ cao

- Tách biệt đánh giá rủi ro / quản lý rủi ro

- Khoa học và nguyên tắc phòng ngừa

- Minh bạch

- Dễ đoán

- Không phân biệt

- Tiếp cận tổng thể

Quy định về mức dư lượng tối đa (MRL) của EU cho nông sản nhập khẩu

Quy định (EC) số 396/2005 của Nghị viện Châu Âu và của Hội đồng ngày 23 tháng 2 năm 2005 về mức dư lượng tối đa của thuốc trừ sâu trong hoặc trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc động thực vật và sửa đổi Chỉ thị của Hội đồng 91/414 / EEC

Gần 1.100 loại thuốc bảo vệ thực vật đã hoặc đang được sử dụng trong nông nghiệp ở trong và ngoài lãnh thổ EU. Quy định đưa ra danh sách MRL cho 315 sản phẩm nông nghiệp và các sản phẩm chế biến.

Trong năm 2020, hơn 100 Thông báo SPS về dự thảo thay đổi các mức dư lượng của EU được công bố

 

Mức dư lượng tối đa (MRL)

- Quy định (EC) 396/2005

- Định nghĩa Mức dư lượng tối đa (MRL):

MRL hoàn toàn dựa vào “Thực hành nông nghiệp tốt” (GAP).

GAP là thực hành nông nghiệp được phép thực hiện để Phòng trừ dịch hại và được định nghĩa như sau (với cây trồng cụ thể):

 + Dạng thuốc

 + Cách thức sử dụng

 + Liều sử dụng

 + Số lần sử dụng

 + Thời gian cách ly (PHI)

Nếu GAP khác, MRL có thể khác

Mức độ kiểm soát chính thức (Quy định EU 2019/1793)

- Thuốc BVTV được phê duyệt ở Việt Nam 

- Hoạt chất (A.S.) được phê duyệt ở Việt Nam và EU

- Hoạt chất không được phê duyệt ở EU: MLR mặc định (0,01 mg/kg)

- Chất chưa được thông báo/đánh giá ở EU: Chưa thiết lập MRL của EU

4. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý

EU cam kết bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam liên quan tới nông sản, thực phẩm nổi tiếng có tiềm năng xuất khẩu cao như trà Mộc Châu, cà phê Buôn Ma Thuột, thanh long Bình Thuận... Các sản phẩm được EU cam kết bảo hộ CDĐL chủ yếu là mặt hàng rau, quả (chiếm 49%), sản phẩm cây công nghiệp - chế biến (chiếm 15%), thủy sản và chế biến từ thủy sản (chiếm 13%), sản phẩm khác (chiếm 13%).

Trong đó, Hà Tĩnh có sản phẩm Bưởi Phúc Trạch được EU bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

NHƯ QUỲNH - CHI CỤC QLCL NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN