Sisältöjulkaisija
Sản xuất vụ Hè Thu 2019 đến ngày 28/5/2019, toàn tỉnh đã gieo cấy 22.213ha, đạt 50,3% kế hoạch, số diện tích gieo, cấy sớm tại các vùng Hè Thu chạy lụt, Bãi ngang Thạch Hà bước vào thời kỳ đẻ nhánh. Trong vụ Hè Thu 2018 và vụ Xuân 2019 trên địa bàn Hà Tĩnh đều ghi nhận có sự xuất hiện của bệnh lùn sọc đen phương Nam trên lúa (Cẩm Hưng, Cẩm Lạc, Cẩm Huy, Cẩm Sơn - Cẩm Xuyên; Kỳ Thọ, Kỳ Hải - Kỳ Anh; Quang Lộc -Can Lộc).Đây là nguồn bệnh có nguy cơ tái bùng phát và gây hại trên lúa vụ Hè Thu 2019. Để hạn chế thiệt hại do bệnh lùn sọc đen Phương Nam gây ra cần triển khai thực hiện các nội dung sau:
- Đẩy nhanh tiến độlàm đất, chú trọng làm đất kỹ, sạch cỏ dại, không để lúa tái sinh để hạn chế nới cư trú của rầy lưng trắng,gieo cấy lúa Hè Thu đảm bảo lịch thời vụ, phấn đấu kết thúc trước 10/6.
- Lắp đặt hệ thống bẫy đèn để giám sát sâu hại, đặc biệt là rầy lưng trắng và thu mẫu rầy giám định vi rút lùn sọc đen Phương Nam.
- Phân công cán bộ kỹ thuật thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện kịp thời rầy lưng trắng, chú trọng các vùng rầy chuyển tiếp từ lúa vụ Xuân sang vụ Hè Thu (đặc biệt là những vùng vừa qua xuất hiện bệnh lùn sọc đen Phương Nam và có diện tích lúa nhiễm rầy), thu mẫu ngay khi rầy lưng trắng xuất hiệngửi phân tích xác định vi rút lùn sọc đen Phương Nam.
- Tổ chức phòng trừ kịp thời đối với những diện tích có mẫu phân tích dương tính với vi rút lùn sọc đen phương Nam (nếu có rầy lưng trắng) và vùng có nguy cơ nhiễm bệnh theo Hướng dẫn tại Văn bản số 237/HD-SNN ngày 14/6/2018 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền và đưa tin về tình hình sâu bệnh hại lúa Hè Thu 2019, đặc biệt là bệnh lùn sọc đen phương Nam để người dân biết và chủ động phòng trừ.
Việc chủ động phát hiện và tổ chức phòng trừ kịp thời rầy lưng trắng (có mang vi rút gây bệnh lùn sọc đen Phương Nam) có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với quản lý bệnh lùn sọc đen Phương Nam ngay từ đầu vụ, hạn chế sự phát tán lây lan trên lúa Hè Thu, góp phần bảo vệ an toán sản xuất./.