TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Sáng ngày 13/10/2020, tại Thành phố Ninh Bình, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản phối hợp với Cục Trồng trọt tổ chức "Hội thảo phát triển ngành chế biến rau quả gắn với sản xuất và thị trường tiêu thụ". Tham dự Hội thảo cóđại diện: một số cơ quan, đơn vị thuộc các Bộ, ban, ngành Trung ương; các Cục, vụ, viện, đơn vị liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các trường đại học, chuyên gia, nhà khoa học; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên Huế trở ra; các hiệp hội, ngành hàng, các doanh nghiệp/HTX sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau quả khu vực phía Bắc.
Hội thảođã được nghe các nội dung:
(1) Thực trạng, định hướng phát triển chế biến và thị trường tiêu thụ rau quả đến năm 2030.
(2) Giới thiệu Dự thảo Quyếtđịnh của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đềán phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021-2030.
(3) Thực trạng và định hướng phát triển cây ăn quả.
(4) Xu thế công nghệ chế biến, bảo quản rau quả trên thế giới và Việt Nam
(5) Tình hình thương mại rau quả toàn cầu và xu thế tiêu dùng rau quả trên thế giới.
(6) Kinh nghiệm phát triển ngành rau quả của một sốđịa phương.
Hội thảo cũng đã được nghe những tham luận, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước của một số tỉnh như Ninh Bình, Sơn La, Gia Lai về tiềm năng, lợi thế, định hướng phát triển ngành rau quả và thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến nông sản cũng như kinh nghiệm trong sản xuất, chế biến và xuất khẩurau quảcủa một số doanh nghiệp (Công ty CPTPK Đồng Giao, Công ty Vina T&T), những thuận lợi khó khăn trong việc xây dựng nhà máy chế biến rau quả hiện nay (Hiệp hội rau quả Việt Nam).
Hội thảo cũngđã thống nhất quan điểm phát triển ngành chế biến rau quả đến năm 2030, cụ thể: Quan điểm chung nhất cần quán triệt trong phát triển công nghiệp chế biến rau quả Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới hiện nay là quan điểm hệ thống, toàn diện. Phát triển công nghiệp chế biến rau quả không chỉ giải quyết một vài khâu trong chuỗi giá trị như về nguyên liệu hoặc nhà máy chế biến mà còn là vấn đề đầu ra cho sản phẩm; cũng không phải chỉ là nhiệm vụ riêng có của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc cácđịa phương, vùng lãnh thổ có tiềm năng, có cơ sở chế biến, có vùng nguyên liệu phục vụ phát triển công nghiệp chế biến rau quả mà còn là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Đây là quan điểm bao trùm chỉđạo, định hướng cho những quan điểm cụ thể sau:
(1) Phát triển chế biến, bảo quản rau quả thành ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, có khả năng cạnh tranh cao và uy tín thương mại, hội nhập sâu rộng với kinh tế quốc tế; gắn với kế hoạch triển khai thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp, góp phần đẩy nhanh quá trình hiệnđại hóa nông nghiệp, nông thôn.
(2) Phát triển bền vững ngành chế biến, bảo quản rau quả phải dựa trên cơ sở dự báo nhu cầu thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, gắn với khả năng cung cấp nguyên liệu bằng cách tập trung khai thác và tận dụng các lợi thế sản xuất của từng vùng, từngđịa phương, xây dựng các vùng sản xuất chuyên canh rau quả quy mô lớn thông qua việc tổ chức lại sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
(3) Nâng cao giá trị, hiệu quả và khả năng cạnh tranh quốc tế của sản phẩm rau quả Việt Nam trên cơ sở đầu tư đổi mới công nghệ chế biến theo hướng chế biến sâu, tiên tiến, hiệnđại và giảm nhanh tổn thất sau thu hoạch (cả chất lượng và số lượng); nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm sản phẩm rau quả.
(4) Thu hút các nguồn lực của xã hội để phục vụ phát triển ngành chế biến rau quả phù hợp với đặc thù riêng của từng ngành hàng, địa phương và vào từng thờiđiểm thông qua các định hướng, giải pháp, cơ chế chính sách, tháo gỡ nhữngđiểm nghẽn trong phát triển, tạođiều kiện và môi trường thông thoáng, thuận lợi cho doanh nghiệp và các tậpđoàn kinh tế tư nhân đẩy mạnh đầu tư.
NHƯ QUỲNH - CHI CỤC QLCL NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN