CHUYÊN MỤC

TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN VĂN BẢN PHÁP LUẬT

angle-left Hội nghị tập huấn, phổ biến kiến thức sở hữu trí tuệ gắn với khởi nghiệp sáng tạo và phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh

Sáng 10/11/2020, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức Hội nghịtập huấn, phổ biến kiến thức sở hữu trí tuệ gắn với khởi nghiệp sáng tạo và phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh. Tham dự cóđại diện: Cục Sở hữu trí tuệ; Các Sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh: Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tỉnhđoàn, Văn phòngĐiều phối chương trình nông thôn mới, Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh; UBND các huyện, thành phố, thị xã; các Doanh nghiệp, Hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩmOCOP; các tác giả, nhóm tác giả có dựán khởi nghiệp sáng tạođăng ký tham gia Cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo tỉnh năm 2020.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Nguyễn Huy Trọng - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ nhấn mạnh và khẳngđịnh vai trò quan trọng của sở hữu trí tuệ trong phát triển kinh tế, vàđó là tài sản vô giá của các doanh nghiệp để tạo ra vị thế trên thị trường.

Hội nghịđã được nghe các nội dung cơ bản của sở hữu trí tuệ, gồm:

- Tài sản trí tuệ: Các thành quả trí tuệ do con người tạo ra thông qua hoạt động sáng tạo, bao gồm: các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học (tác phẩm văn học, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, điệnảnh,..); các sản phẩm sáng tạo khoa học kỹ thuật (sáng chế, bí quyết kỹ thuật, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn),, sáng tạo mỹ thuật ứng dụng trong công nghiệp (kiểu dáng công nghiệp), các thành quả dán tiếp (nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý) và các giống cây trồng mới đều được coi là tài sản và tài sản đó gọi là tài sản trí tuệ.

- Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

Quyền đối với giống cây trồng là quyền tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu. Quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyếtđịnh cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo thủ tụcđăng ký quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ.

- Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Một nhãn hiệu được lựa chọn và chăm sóc cẩn thận là một tài sản kinh doanh có giá trị của hầu hết các công ty; đối với một công ty, nhãn hiệu có thể là tài sản có giá trị nhất mà họ sở hữu. Bởi thế, sở hữu một nhãn hiệu với một hìnhảnh và danh tiếng tốt tạo cho công ty một lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ của họ. Mặt khác, nhãn hiệu có danh tiếng và uy tín là một tài sản có giá trị để chuyển quyền sử dụng tạo lợi nhuận cho chính công ty.

Ngoài ra, vai trò của sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế, đối tượng sở hữu trí tuệ, các bài học đắt giá của các doanh nghiệp về sở hữu trí tuệ cũng được truyềnđạt một cách chân thực đến các học viên.

Việc đưa sở hữu trí tuệ vào phát triển các sản phẩmOCOP trên địa bàn tỉnhđược tất cả các học viên tham gia rất quan tâm, đã có rất nhiều câu hỏi và giảiđáp đượcđưa ra quanh vấn đề này.

Qua hội nghị, các học viên đã nắm bắt được các nội dung cơ bản cũng như các quy trìnhđăng ký về sở hữu trí tuệ, từđó có thểáp dụng, xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm do mình sản xuất và kinh doanh, góp phần khẳng định vị trí vàtạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

NHƯ QUỲNH - CHI CỤC QLCL NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN