资源发布器
Để giúp người dân tiếp cận và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất. Trong những năm qua, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã tổ chức thành công các lớp đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ Khuyến nông, cộng tác viên Khuyến nông và các hộ nông dân chủ chốt. Từ những thành công của các mô hình đã khẳng định được các khóa tập huấn đem lại những hiệu quả rất thiết thực.
Lấy kết quả ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật của nông dân làm thước đo đánh giá công tác đào tạo tập huấn. Các nội dung tuyên truyền, chuyển giao phải được xác định, lựa chọn phù hợp với nhu cầu thực tế, điều kiện canh tác, thời vụ sản xuất, trình độ thâm canh, khả năng sản xuất nông nghiệp từng vùng, từng địa phương. Tùy từng đối tượng và nhu cầu mà giáo trình và cách thức tập huấn, hướng dẫn riêng phù hợp. Tiếp đó, hình thức tuyên truyền đào tạo, tập huấn cần phải liên tục đổi mới theo hướng đa dạng, linh hoạt phù hợp với đối tượng, nội dung và điều kiện cụ thể. Song song với đào tạo lấy người học làm trung tâm cũng là một trong những phương pháp dựa trên những kinh nghiệm của người dân để làm thước đo mục đích là phát huy tính sáng tạo và đổi mới để chia sẻ trao đổi những tiến bộ mới, cách làm hay có hiệu quả. Tập huấn viên chỉ là người cùng trao đổi, bổ sung thêm những kiến thức mới, người học sẽ tiếp thu dễ dàng thông qua lớp học. Phương pháp này được thực hiện dựa trên việc kết hợp đồng bộ nhuần nhuyễn giữa các phương pháp và hướng dẫn thực hành ngay tại hiện trường. Việc kết hợp hài hòa giữa các phương pháp và những kỹ năng trong tập huấn có sự tham gia sẽ giúp khắc phục được của những nhược điểm của từng phương pháp bởi mỗi phương pháp đều có ưu điểm nhưng cũng có những nhược điểm, việc sử dụng phương pháp này để khắc phục nhược điểm kia khi đó mới xây dựng được một giáo án hoàn chỉnh và nâng cao hiệu quả tập huấn. Việc tập huấn cầm tay chỉ việc thay cho phương pháp thuyết trình tạo cho không khí lớp học sôi động hơn. Học viên có cơ hội để trao đổi chia sẽ kinh nghiệm từ những học viên khác. Qua đó họ đưa ra quyết định xem lựa chọn kỹ thuật nào là tốt nhất để phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của từng địa phương, chứ không đơn thuần là người nghe. Đồng thời phương pháp này cũng góp phần nâng cao kiến thức và kinh nghiệm trong quản lý cho đội ngũ cán bộ khuyến nông. Chính vì vậy, thông các lớp đào tạo tập huấn Khuyến nông đã được thể hiện rõ cho từng lớp học bằng sự nhiệt tình, tâm huyết của các học viên tham gia đầy đủ và cở mở trong mỗi khóa học.
Song song với những nhiệm vụ chuyên môn của ngành, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã không ngừng nỗ lực đổi mới và đạt được nhiều kết quả tích cực. Từ các chính sách Khuyến nông trong phát triển nông nghiệp, nông thôn cho đếnchuyển giao kỹ thuật canh tác, các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, mô hình mới đều được ngành chuyển tải đến cơ sở một cách kịp thời, đầy đủ.
Năm 2021 Trung tâm đã tổ chức 9 lớp với 360 lượt người tham dự tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Khuyến nông cấp tỉnh, huyện, khuyến nông viên cơ sở, các hộ dân sản xuất; kỹ thuật sản xuất các loại cây trồng vật nuôi, nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó, thông qua các mô hình trình diễn tổ chức được 15 lớp hơn 500 lượt người tham dự chuyển giao quy trình sản xuất thâm canh cây trồng, vật nuôi đạt tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ cho nông dân trong và ngoài mô hình. Mặc dù ảnh hưởng rất lớn của dịch bệnh kéo dài, những biến đổi khí hậu song các nội dung luôn bám vào quy trình sản xuất an toàn chất lượng sản phẩm, thích ứng với biến đổi khí hậu, sản xuất quy trình VietGAP,sản suất theo hướng hữu cơ luôn được đặt lên hàng đầu song song với đó làsản xuất hàng hóa chất lượng cao phải có liên kết gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm.Công tác đào tạo huấn luyện khuyến nông đã thay đổi theo hướng đa dạng về nội dung và phương pháp để học viên dễ nhớ, dễ làm theo theo hướng cầm tay chỉ việc, gắn lý thuyết với thực hành. Nội dung đào tạo huấn luyện không chỉ đào tạo về kỹ thuật, mà còn đào tạo về tổ chức quản lý, liên kết sản xuất, mã vùng sản xuất, truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Các học viên học tập kinh nghiệm mô hình nuôi cá trong lồng bè
Tại xã Thạch Sơn – huyện Thạch Hà
Có thể khẳng định rằng công tác đào tạo, tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân, đội ngũ cán bộ khuyến nông tỉnh, huyện, cộng tác viên khuyến nông đóng một vai trò, vị trí hết sức quan trong quyết định đến chất lượng sản phẩm, hiệu quả thành công của các mô hình. Chính vì thế công tác đào tạo,tập huấncần quan tâm để nâng cao kiến thức về phương pháp, kỹ năng, nghiệp vụ, chuyên môn, tư vấn dịch vụ mới đáp ứng được mong đợi của người dân. Muốn làm được điều đó, cùng với đầu tư hỗ trợ trang thiết bị, phải tăng cường khả năng làm chủ khoa học kỹ thuật cho cán bộ khuyến nông; thường xuyên kiểm tra, giám sát nhằm kịp thời điều chỉnh, lựa chọn những giải pháp phù hợp nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin tuyên truyền, đào tạo, tập huấn.
Đây là những nền tảng vững chắc cho việc phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa hiện đại bền vững gắn với kinh tế nông nghiệp trong những năm tiếp theo.
Nguyễn Thị Lý
Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh