Menu phải
Web Counter
Editor de continguts
Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia (10/10) theo Kế hoạch số 414/KH-UBND ngày 22/9/2023 của UBND tỉnh, Văn bản số 1514/STTTT-TTBCXB ngày 21/9/2023 của Sở Thông tin và Truyền thông, trong thời gian qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã không ngừng tăng cường, đẩy mạnh công tác Chuyển đổi số, nhất là việc bám sát các nội dung theo Kế hoạch số 525/KH-UBND ngày 29/12/2022 của UBND tỉnh về Chuyển đổi số tỉnh Hà Tĩnh năm 2023, ban hành kế hoạch cụ thể, phân công nhiệm vụ đến các phòng, đơn vị thuộc Sở và tập trung quyết liệt chỉ đạo triển khai và bước đầu đạt một số kết quả cụ thể nhất định.
* Về nhận thức số:
Sở đã tuyên truyền, phổ biến, triển khai các nội dung chuyển đổi số; ban hành văn bản quán triệt, triển khai thống nhất nhận thực về sự khác nhau giữa công nghệ thông tin và chuyển đổi số, phổ biến đầy đủ, kịp thời các tài liệu, hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành (Văn bản số 712/SNN-KHTC ngày 24/3/2023). Chỉ đạo sưu tập, cập nhật các tài liệu, mô hình, mở chuyên mục riêng về “Chuyển đổi số nông nghiệp Hà Tĩnh” trên trang Web của Sở để đăng tải, truyên truyền, phổ biến kịp thời các nội dung, mô hình, cách làm hay về chuyển đổi số trong nông nghiệp; cùng với đó trong các cuộc họp giao ban chuyên môn, cuộc chào cơ đầu tháng lồng ghép quán triệt, triển khai các nội dung về chuyển đổi số, triển khai trên Zalo…
* Về thể chế số:
Sở đã ban hành và triển khai kế Kế hoạch chuyển đổi số Sở Nông nghiệp và PTNT năm 2023 (Quyết định số 105/QĐ-SNN ngày 23/3/2023); hoàn thành việc rà soát, kiện toàn Tổ Công tác thực hiện Chuyển đổi số của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2022-2025 (Quyết định số 252/QĐ-SNN ngày 24/4/2023, Quyết định số 444/QĐ-SNN ngày 25/7/2023), thành lập Tổ giúp việc tham mưu, triển khai Chuyển đổi số (Quyết định số 253/QĐ-SNN ngày 24/4/2023, Quyết định số 445/QĐ-SNN ngày 25/7/2023). Đồng thời, thường xuyên gắn kết nội dung rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản với thực hiện nội dung về cải cách thể chế trong Kế hoạch cải cách hành chính quy định.
* Về hạ tầng, trang thiết bị CNTT và hạ tầng số:
Sở đã tiến hành rà soát, thống kê hiện trang các trang thiết bị CNTT hiện có phục vụ chuyển đổi số tại các đơn vị thuộc Sở. Xây dựng kế hoạch hỗ trợ đầu tư nâng cấp, trang bị 01 phòng họp trực tuyến tại hội trường lớn tại Cơ quan Văn phòng Sở và 08 phòng họp trực tuyến tại các đơn vị thuộc Sở, nhất là các Ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, Ban quản lý các cảng cá đóng trên địa bàn các huyện để kết nối đồng bộ trong toàn ngành. Chỉ đạo, đôn đốc Chi cục Kiểm lâm quản lý vận hành tốt các trạm camera giám sát, cảnh báo rừng đã đầu tư những năm trước, đồng thời triển khai nhiệm vụ mua sắp lắp đặt hệ thống camera giám sát, cảnh báo rừng.
* Về dữ liệu số và nền tảng số:
- Sở đã chỉ đạo các đơn vị thuộc Sở khai thác, vận hành các hệ thống cơ sở dữ liệu hiện có, tận dụng các cơ sở dự liệu, phầm mềm Trung ương trang cấp. Đến nay, qua rà soát thống kê hiện trạng hiện có khoảng 16 phần mềm, cơ sở dữ liệu chuyên ngành quản lý nhà nước do Trung ương cấp tài khoản nhập liệu và 01 phầm mền xây dựng trước đây và 06 trang Web được xây dựng do các đơn vị quản lý, theo dõi, vận hành. Trong đó, có những hệ thống, phần mềm đã và đang sử dụng có hiệu quả phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của các đơn vị như: Phần mềm cập nhật diễn biến rừng FRMS (gồm 3 phân hệ FRMS destop, FRMS web và FRMS mobile do Cục Kiểm lâm trang cấp; Hệ thống giám sát tàu cá, Hệ thống cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia Việt Nam do Tổng cục Thủy sản cấp đưa vào hoạt động từ tháng 7/2016 đến nay; Hệ thống cơ sở dữ liệu đập hồ chứa và phần mềm hỗ trợ ra quyết định điều hành các hồ chứa do Bộ Nông nghiệp và PTNT trao tặng từ tháng 10/2020; Phần mềm kế toán SmartBooks Plus được trang cấp cho 21 đơn vị thuộc Sở từ năm 2018 đến nay; ứng dụng “Hệ thống quản lý hợp tác xã nông nghiệp”, phần mềm Nhật ký sản xuất (FaceFarm) và phần mềm Hợp tác xã (WACA) do Cục Kinh tế hợp tác chủ trì triển khai...
- Sở đã chủ động phối hợp với các Sở, ngành triển khai kết nối, liên thông các nền tảng dữ liệu số, các hệ thống dùng chung của tỉnh, của Bộ, ngành trung ương. Trong 6 tháng đầu năm 2023, Sở đã tích cực phối hợp Sở Nội vụ, Viễn thông Hà Tĩnh tổ chức tập huấn cập nhật, chuẩn hóa dữ liệu thông tin, phục vụ kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trên hệ thống phần mềm do Bộ Nội vụ cung cấp đến lãnh đạo, cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin, tổ chức hành chính, cán bộ làm công tác tổ chức cán bộ của các đơn vị thuộc Sở. Rà soát, đề xuất cung cấp nhu cầu kết nối, chia sẽ thông tin, dữ liệu từ các Bộ, ngành Trung ương phục vụ chỉ đạo điều hành cấp tỉnh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước, phát triển sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai, nước sạch nông thôn, phát triển nông thôn, quy hoạch, kế hoạch ngành, khuyến nông, quản lý chất lượng nông nghiệp và thị trường nông sản..).
* Về nhân lực số:
- Đã rà soát, lập danh sáchcán bộ, công chức, thành viên tổ công tác chuyển đổi số và các đối tượng liên quan tham gia các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng số; đã tổ chức 01 tập huấn cập nhật, chuẩn hóa dữ liệu thông tin, phục vụ kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trên hệ thống phần mềm do Bộ Nội vụ cung cấp cho hơn 60 cán bộ, viên chức làm công tác tổ chức tại các đơn vị thuộc Sở.
- Bám sát Kế hoạch số 525/KH-UBND của UBND tỉnh, Kế hoạch số 36/KHBCĐCĐS của Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số, Sở Nông nghiệp và PTNT đã kịp thời ban hành kế hoạch cụ thể, phân công nhiệm vụ đến các phòng, đơn vị thuộc Sở; đồng thời đã tổ chức Hội nghị tập huấn về Chuyển đổi số ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho cán bộ cấp huyện, xã phụ trách nông nghiệp, nông thôn mới, khuyến nông và một số doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ trang trại, hộ sản xuất và các đơn vị thuộc Sở với quy mô khoảng 500 người tham gia.
* Về an ninh thông tin mạng:Sở đã ban hành Quy chế quy chế bảo đảm an toàn, an ninh mạng Hệ thống Mạng nội bộ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tại Quyết định số 353/QĐ-SNN ngày 06/6/2023).
* Về chính quyền số:
- Sở đã duy trì, sử dụng phần mềm TD.Office trong quản lý văn bản, đi đến, hồ sơ công hàng ngày của cơ quan, đơn vị; 100% cán bộ lãnh đạo cấp phòng, thủ trưởng các đơn vị và lãnh đạo Sở đã được cấp chữ ký điện tử theo đúng quy định. Triển khai cài đặt ứng dụng định danh điện tử quốc gia VNeID và định danh điện tử mức 2 trên VNeID...
- Sở đã ban hành Kế hoạch cải cách hành chính năm 2023 tại Quyết định số 17/QĐ-SNN ngày 17/01/2023; thời gian qua Sở đã tập trung cao chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị triển khai thực hiện các nội dung theo kế hoạch. Hướng dẫn các đơn vị thực hiện niêm yết công khai TTHC theo đúng quy định tại Thông tư 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017, kết quả đã thực hiện việc niêm yết công khai đầy đủ 102 TTHC (gồm:100 TTHC tại Trung tâm hành chính công tỉnh; 2 TTHC đặc thù tại Chi cục Chăn nuôi và Thú y) theo đúng quy định; 18 TTHC áp dụng UBND cấp huyện, 09 TTHC áp dụng UBND cấp xã.
- Tổng số hồ sơ TTHC đã tiếp nhận trong kỳ báo cáo 978, trong đó: Số lượng hồ sơ trong Quý III năm 2023 (tính từ ngày 15/6 đến ngày 14/9/2023): Sở đã tiếp nhận được 427 bộ hồ sơ (351 bộ trực tuyến; 57 bộ kỳ trước chuyển qua và 19 bộ trực tiếp), trong đó: đã giải quyết trả cho khách 355 bộ hồ sơ (355 bộ hồ sơ trả trước và đúng thời hạn) và 72 bộ hồ sơ chưa đến hạn trả. Ngoài ra: 1547 bộ hồ sơ tiếp nhận và giải quyết tại Chi cục Chăn nuôi và Thú y (1547 bộ đúng và trước hạn). Thời gian qua, việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết các TTHC thuộc thẩm quyền của Sở thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn quy định; có đầy đủ sổ theo dõi, phiếu nhận, phiếu chuyển, sổ tổng hợp hồ sơ; đồng thời 100% hồ sơ giải quyết thông qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến.
* Về kinh tế số, xã hội số :
- Đã phối hợp hướng dẫn các tổ chức, cá nhân ứng dụng thương mại điện tử, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP…. Đến nay, đã số hóa thông tin, dữ liệu cho 2.859 hộ sản xuất, kinh doanh bưởi Phúc Trạch thuộc 2 DN, 6 HTX, 128 THT và 13 vùng hộ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ với tổng diện tích 899 ha, kết nối 163 tổ chức DN/HTX/THT/Vùng hộ sản xuất bưởi cung cấp giống, phân bón, gồm 2.826 thành viên; thu thập số hóa dữ liệu 1.873 ha của 1.611 hộ dân thuộc 14 HTX, 264 THT và 10 hộ cá thể sản xuất cam chanh, cam bù theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, qua đó góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong kết nối, tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử như Alibaba.com và các sàn TMĐT lớn Sendo, Voso, Postmart, shopee… nhờ vậy đã có trên 500 gian hàng OCOP và sản phẩm nông thôn tiêu biểu trên sàn thương mại điện tử của tỉnh. thu thập thông tin 115.684m2 nhà màng, nhà lưới (235 nhà lưới sản xuất rau, quả các loại trong đó 96 nhà lưới diện tích trên 500m2). Đã cấp được 20 mã số vùng trồng cho các loại cây trồng, trong đó: Hương Khê 2 mã số, Thạch Hà 3 mã số, Can Lộc 3 mã số, Kỳ Anh 4 mã số, thị xã Kỳ ANH 2 mã số, Cẩm Xuyên 4 mã số, Đức Thọ 1 mã số, Nghi Xuân 1 mã số...
- Duy trì hệ thống phần mềm quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản của tỉnh; cập nhật thông tin, dữ liệu của hơn 19.000 cơ sở SXKD, trong đó cập nhật lên phần mềm Quản lý chất lượng và truy xuất nguồn gốc sản phẩm được gần 500 cơ sở, cấp tài khoản cho 40 cơ sở sản xuất kinh doanh; có trên 283 cơ sở có Giấy chứng nhận VietGAP, VietGAHP, GMP, HACCP, ISO…còn hiệu lực và 23 chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn có xác nhận với các sản phẩm: Bưởi Phúc Trạch, cam chanh, rau củ quả, chè, nhung hươu, thủy sản, gạo. Ứng dụng “Hệ thống quản lý hợp tác xã nông nghiệp”, phần mềm Nhật ký sản xuất (FaceFarm) và phần mềm Kế toán Hợp tác xã (WACA) do Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn chủ trì xây dựng, triển khai
* Về triển khai Triển khai Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh:
Sở đã xây dựng, trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 101/KH-UBND ngày 04/4/2023 về triển khai thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh tỉnh giai đoạn 2023-2025. Đồng thời, xây dựng thuyết minh, trình Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt danh mục mô hình điểm “Mô hình xã thương mại điện tử xã Kỳ Phú, huyện Kỳ Anh”; hiện nay trên cơ sở quyết định phê duyệt mô hình điểm và hướng dẫn tạm thời Bộ Nông nghiệp và PTNT, Sở đã tổ chức họp với các Sở, ngành, địa phương, đơn vị tư liên quan cho ý kiến, ban hành văn bản gửi địa phương hoàn thiện các nội dung. Hiện nay, địa phương huyện Kỳ Anh, UBND xã Kỳ Phú và đơn vị tư vấn đang tiếp thu, chỉnh sửa, bổ sung để hoàn thiện.
* Về một số nhiệm vụ khác:
Thực hiệnVăn bản số 2656/UBND-NL5 ngày 29/5/2023 của UBND tỉnh, ngày 07/6/2023, Sở Nông nghiệp và PTNT đã chủ trì, phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài chính và các đơn vị liên quan tổ chức làm việc soát xét, kiểm tra các nội dung kiến nghị của Công ty Cổ phần tích hợp Hệ thống thông tin Toàn cầu GB về đề xuất hợp tác xây dựng Đề án chuyển đổi số cho Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trên cơ sở đó, Sở đã có Văn bản số 1534/SNN-KHTC ngày 08/6/2023 báo cáo, đề xuất UBND tỉnh đồng ý chủ trương và giao cho Sở chủ trì xây dựng “Đề án Chuyển đổi số ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Những kết quả nêu trên đã thúc đẩy tiến trình Chuyển đổi số trong Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành, bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số; góp phần hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia (10/10)!
Nguyễn Văn Thắng – Phòng Kế hoạch và Tài chính.