CHUYÊN MỤC

ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC

Banner trái

Web Counter

Xuất bản thông tin

angle-left     Tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ năm 2024; triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025

Chiều ngày 26/12/2024 vừa qua, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham dự Hội nghị có đại diện Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Đảng uỷ Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh, đi diện Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông tỉnh; đại diện Lãnh đạo UBND các huyện, thành phố, thị xã, Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Kinh tế, Trung tâm Ứng dụng khoa học kỹ thuật và bảo vệ cây trồng, vật nuôi các địa phương và các các tổ chức, doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

Hình 1. Toàn cảnh Hội nghị tổng kết…

            Triển khai, thực hiện nhiệm vụ năm 2024 có 09 chỉ tiêu KH, CN và ĐMST, trong đó có 02 chỉ tiêu vượt kế hoạch, 07 chỉ tiêu đạt kế hoạch, cụ thể: 02 chỉ tiêu vượt kế hoạch: Tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị; cơ sở sản xuất, kinh doanh được hỗ trợ giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. 07 chỉ tiêu đạt kế hoạch: tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khoa học công nghệ; Cơ quan hành chính áp dụng, duy trì hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng theo yêu cầu TCVN ISO 9001:2015; doanh nghiệp có nhu cầu được tiếp cận chính sách Khoa học Công nghệ; hoàn thành nhiệm vụ theo chương trình khung của UBND tỉnh và của Sở; hồ sơ tiếp nhận, giải quyết sớm và đúng hạn tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh; đơn đăng ký sở hữu công nghiệp; thứ hạng cải cách hành chính xếp loại xuất sắc các sở, ngành cấp tỉnh.

Năm 2024, hoạt động nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ được nâng cao chất lượng từ tất cả các khâu: tuyển chọn, thẩm định kinh phí, quản lý chặt chẽ quá trình triển khai thực hiện theo đúng quy định. Ngành KH&CN Hà Tĩnh tiếp tục quản lý 2 nhiệm vụ thuộc Chương trình Quỹ gen quốc gia; 3 dự án thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số; 1 dự án cấp Bộ phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nhung hươu Hương Sơn; 1 dự án hợp tác quốc tế với nước bạn Lào; 38 nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh chuyển tiếp và triển khai mới; nhiều quy trình, công nghệ mới, tiên tiến được nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị đạt 23,63%, vượt 3% kế hoạch.

              Hình 2. Một số mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao…

Đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, thông qua việc ứng dụng khoa học công nghệ đã góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả, phát triển bền vững. Nhờ ứng dụng hiệu quả KH&CN đã giúp đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo giống, đồng thời, tăng cường áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến và áp dụng biện pháp kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh, quản lý tính kháng thuốc, quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) nên sản lượng và chất lượng nhiều loại cây ăn quả đạt giá trị kinh tế cao. Người dân đã bước đầu thay đổi nhận thức, tư duy trong sản xuất, từng bước chuyển từ dùng phân bón vô cơ, thuốc trừ sâu, trừ cỏ và các loại hóa chất độc hại khác sang sử dụng phân hữu cơ vi sinh, thuốc sinh học, áp dụng quy trình kỹ thuật theo hướng hữu cơ, ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nhằm tạo ra các sản phẩm sạch, đạt tiêu chuẩn chất lượng, đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng...

Đã có nhiều chương trình, nhiệm vụ đề tài khoa học, công nghệ, các mô hình ứng dụng hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp đã được triển khai thực hiện, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tiêu biểu như: Đề tài “Nghiên cứu hệ thống quan trắc tự động độ mặn và mực nước tại cống lấy nước Đức Xá và Trung Lương tỉnh Hà Tĩnh” có ý nghĩa quan trọng phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nhiều mô hình ứng dụng thành công các tiến bộ khoa học công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất như: Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình trồng thử nghiệm cây sâm bố chính; mô hình ứng dụng tiến bộ KH và CN sản xuất hoa lan hồ điệp; ứng dụng khoa học kỹ thuật phát triển vùng nuôi rươi kết hợp trồng lúa hữu cơ tăng hiệu quả kinh tế lên 158%; phát triển cây Mai vàng tại thị xã Kỳ Anh theo hướng sản xuất hàng hóa,...

                     

                  Hình 3. Tham luận của Trung tâm Khuyến nông tỉnh tại Hội nghị…

Một số mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn đã được Trung tâm Khuyến nông tỉnh, phối hợp với các địa phương triển khai thực hiện bước đầu mang lại hiệu quả như: Mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn hữu cơ, gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp (quy mô 5ha tại xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Xuyên) đã cho năng suất lúa đạt 62 tạ/ha, hiệu quả kinh tế tăng gần 20% so với sản xuất thông thường của nông dân, cấp Giấy chứng nhận sản phẩm trồng trọt đạt tiêu chuẩn hữu cơ. Mô hình sản xuất bưởi Phúc Trạch theo tiêu chuẩn hữu cơ (quy mô 4ha tại xã Hương Trạch, huyện Hương Khê) đã cấp GCN chuyển đổi hữu cơ năm thứ nhất, năm thứ hai; cây bưởi sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất bưởi bình quân các vườn đạt 10,3 tấn/ha tương đương với năng suất đại trà nhưng giá bán cao hơn 5-10%. Mô hình sản xuất Cam theo tiêu chuẩn hữu cơ, gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp (quy mô 3 ha, tại xã Đức Lĩnh, huyện Vũ Quang) đã cấp GCN chuyển đổi hữu cơ năm thứ nhất; cây cam sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất cam đạt 7,6 tấn/ha; lợi nhuận tăng thêm khoảng 25% so với sản xuất thông thường. Mô hình chăn nuôi lợn thịt theo hướng tuần hoàn, đạt tiêu chuẩn VietGAP (quy mô 50 con, tại xã Thạch Đài, Tân Lâm Hương, huyện Thạch Hà... Bên cạnh đó, Trung tâm đã triển khai các Mô hình sản xuất hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS, đã hướng dẫn tổ chức sản xuất, giám sát, đánh giá và cấp Chứng nhận chuyển đổi hữu cơ cho 4 nhóm nông dân sản xuất bưởi Phúc Trạch tại xã Hương Trạch, huyện Hương Khê với diện tích 17 ha và 11 ha cây ăn quả hỗn hợp tại thị trấn Đồng Lộc, huyện Can Lộc…

           Tin bài và ảnh: Nguyễn Văn Thắng – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông.

Xuất bản thông tin