Menu de navigation

Agrégateur de contenus

Banner trái

Web Counter

Agrégateur de contenus

angle-left Một số vấn đề cần thực hiện tốt trong sản xuất lúa vụ Hè thu 2021

Sản xuất vụ Hè Thu ở Hà Tĩnh luôn đối mặt với khó khăn, như khô hạn đầu vụ, cuối vụ mưa lớn khéo dài gây ngập úng. Đặc biệt trong bối cảnh Hà Tĩnh chịu ảnh hưởng trực tiếp của BĐKH. Theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn Hà Tĩnh thời tiết vụ Hè Thu 2021: Nhiệt độ trung bình từ tháng 6 đến tháng 9/2021 ở xu thế xấp xỉ đến thấp hơn so với TBNN từ 0,5 - 1,00C, nhưng thấp hơn nhiều so với năm 2020. Nắng nóng tại khu vực Hà Tĩnh không gay gắt và kéo dài như năm 2020. Tổng lượng mưa từ tháng 6 - tháng 9 năm 2021 thấp hơn TBNN (tháng 8, 9/2021 lượng mưa ở mức thấp hơn so với TBNN từ 10 - 20%; tháng 6- 7 ở mức xấp xỉ TBNN). Mùa mưa bão năm 2021 trên khu vực Biển Đông có xu hướng hoạt động đúng quy luật; bão và ATNĐ ảnh hưởng đến khu vực Hà Tĩnh tập trung vào tháng 9 và tháng 10.

Để bảo đảm sản xuất vụ Hè thu 2021 đạt hiệu quả cao nhất chúng ta cần tổ chức thực hiện tốt một số vấn đề sau:

1. Thời vụ và cơ cấu giống:

- Về thời vụ: Phấn đấu gieo cấy kết thúc trước 5-10/6 để lúa trổ tập trung vào tiết Lập Thu từ  5-10/8, kết thúc thu hoạch trước 10/9. Đối với một số địa phương như: Vùng ngoài đê Đức Thọ, vùng hạ Hương Sơn, Bắc Hồng Lĩnh, Nghi Xuân,… bố trí gieo cấy các giống có thời gian sinh trưởng dưới 95 ngày để kịp thu hoạch trước 30/8/2021. Cụ thể đối với các nhóm giống như sau:

+ Đối với nhóm giống có thời gian sinh trưởng 100-110 ngày: Thời vụ bắc mạ từ 20-25/5; gieo thẳng từ 25/5-30/5.

+ Đối với nhóm giống có thời gian sinh trưởng dưới 100 ngày: Thời gian bắc mạ từ 25/5 - 30/5; gieo thẳng từ 30/5-5/6.

- Về cơ cấu giống: Các địa phương cần chỉ đạo, hướng dẫn bà con nông dânsử dụng nhóm giống có thời gian sinh trưởng dưới 110 ngày, các giống đã thích ứng diện rộng và ổn định trong sản xuất qua các năm gần đây gồm: Khang dân 18, Khang dân đột biến, Thiên ưu 8, BQ, VTNA2, HT1, Nếp 98, Nếp 87, PC6, TH3-3, TH3-5, Xuân Mai, BT09, Bắc Thịnh, RVT, Nhị ưu 838.

-Các giống có triển vọng trong vụ Hè Thu tiếp tục đưa vào sản xuất quy mô phù hợp với từng địa phương: DQ11, VTNA6, HN6, ADI 168, HDT10, LP5, TH8, VRN20, Hà Phát 3, Lai thơm 6.

- Nhóm giống khảo nghiệm (bao gồm cả các giống được công nhận sản xuất thử trước thời điểm Nghị định 94/2019 có hiệu lực) thực hiện theo quy định của Luật Trồng trọt, Nghị định 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 và ý kiến của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Lưu ý: Theo định hướng trên các địa phương (từng xã, thôn,...) nên lựa chọn những giống thật phù hợp với địa phương mình để chỉ đạo, khuyế n cáo bà con nông dân thực hiện . Đối với giống VTNA2 chỉ bố trí gieo, cấy trên chân ruộng vàn cao, đất thịt nhẹ, chủ động tưới tiêu, không cơ cấu đất cát, cát pha. Nhị ưu 838 bố trí trên các vùng thâm canh, bắc mạ để cấy đảm bảo thời vụ.

2. Về kỹ thuật canh tác:

- Tuân thủquy trình thâm canh của từng giống,trong đó cần lưu ý một số nội dung trọng tâm sau:

+ Làm đất: Dọn sạch rơm rạ và phụ phẩm trên ruộng. Có thời gian nên cày lật đất phơi ải hoặc ngâm dầm để tạo kiều kiện phân hủy xác hữu cơ rơm rạ sau thu hoạch; những vùng thấp trũng làm Hè Thu chạy lụt cần gieo cấy sớm tận dụng triệt để nguồn nước sẵn có trên đồng ruộng khi thu hoạch lúa Xuân và điều tiết, sử dụng nước hợp lý để phục vụ gieo cấy lúa Hè thu theo đúng khung lịch thời vụ.

+ Phân bón: Căn cứ vào đặc điểm đất đai, đặc tính, tiềm năng năng suất của từng giống lúa để đầu tư đảm bảo yêu cầu của quy trình kỹ thuật thâm canh. Trong vụ Hè Thu, thực hiện nguyên tắc bón “Nặng đầu, nhẹ cuối”, cân đối giữa phân đa lượng với nhóm vi lượng; khuyến khích sử dụng phân tổng hợp NPK, hạn chế sử dụng phân đơn, kết hợp bổ sung phân hữu cơ và hữu cơ vi sinh để bồi dục đất canh tác. Bón vôi sau khi thu hoạch hoặc khi làm đất lần đầu, bón toàn bộ phân chuồng, lân, phân NPK hoặc phân đơn đạm, kaly (theo quy trình) rồi tiến hành làm đất trước lúa gieo cấy. Bón cân đối để hạn chế sâu bệnh hại, trong thời gian sinh trưởng lúa có thể sử dụng thêm các chế phẩm phân vi lượng bón qua lá để bổ sung dinh dưỡng, tăng năng suất cây trồng.

+ Khuyến khích áp dụng kỹ thuật thâm canh lúa tiên tiến như SRI, ICM,...(cấy mạ non, cấy ít dảnh, cấy thưa,…).

+ Chỉ gieo thẳng lúa ở những vùng có điều kiện chủ động tưới tiêu và kinh nghiệm, gieo thưa tiết kiệm giống vừa dễ chăm sóc.

          + Vùng cấy áp dụng các hình thức làm mạ như: mạ dược, mạ khay,…

3. Về phòng trừ dịch hại và cỏ dại:

Vụ Hè thu 2021 được dự báo tiềm ẩn nguy cơ nhiều loại dịch hại phát sinh gây hại như: Chuột, Rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân 2 chấm, bệnh lùn sọc đen, bệnh bạc lá, khô vằn, đen lép hạt, ốc bươu vàng, keo, tuyến trùng rễ,…Để hạn chế thấp nhất thiệt hại cần chú ý thực hiện tốt việc sau:

- Cơ quan chuyên môn BVTV (tỉnh, huyện) ban hành phương án phòng chống, dự báo tình hình dịch hại ngay từ đầu vụ để các địa phương biết làm căn cứ theo dõi trên địa bàn, đồng thời phân công cán bộ bám sát địa bàn để điều tra, phát hiện, dự tích dự báo kịp thời các đối tượng và đưa ra biện pháp phòng chống có hiệu quả để tham mưu cho lãnh đạo các cấp có chủ trương chỉ đạo nông dân phòng chống. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, hưỡng dẫn bà con nông dân thực hiện phòng chống dịch hại theo nguyên tắc 4 đúng.

- Bà con nông dân: Phải thường xuyên thăm đồng để kịp thời phát hiện các hiện tượng, các đối tượng trên ruộng nhà mình và chủ động tham khảo ý kiến cán bộ kỹ thuật từ xã, huyện,…từ đó có biện pháp phòng trừ sớm có hiệu quả, cụ thể cho ruộng nhà mình.

+ Phòng trừ cỏ dại: giữ nước đều mặt ruộng từ 3 – 5cm sau gieo cấy hạn chế cỏ mọc; khuyến khích làm cỏ bằng tay, bằng cào,…kết hợp dặm tỉa lúa vừa hạn chế ô nhiễm môi trường vừa có tác dụng sục bùn tăng oxy trong đất, hạn chế nghẹt rễ,…Vùng cỏ nhiều có thể dụng thuốc trừ cỏ tiền nảy mẩm cho lúa gieo thẳng, thuốc hậu nảy mầm sớm, hậu nảy mầm muộn tùy vào từng ruộng và từng loại cỏ để lựa chọn loại thuốc cho phù hợp. Sử dụng các loại thuốc đặc hiệu theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn

+ Phòng trừ chuột: Thời gian gần đây chuột sinh sổi nảy nở nhiều thành dịch có nguy cơ gây hại nặng đến sản xuất vì vậy đầu vụ nên phát động phong trào toàn dân diệt chuột bằng nhiều hình thức như: Tổ chức đào bắt thủ công, dùng các loại bấy, dùng thuốc sinh học, hóa học tập trung trên quy mô lớn phạm vi toàn xã, toàn huyện mới có hiệu quả cao và phải đúng thời điểm (việc tổ chức thả bả thuốc diệt chuột phải có sự giám sát của cán bộ kỹ thuật huyện, xã, xóm để vừa bảo đảm hiệu quả vừa bảo đảm an toàn và thu gom chuột chết bảo vệ môi trường).

+ Trong thời gian sinh trưởng lúa: Đầu vụ chú ý các đối tượng ốc bươu vàng, rấy lưng trắng, bệnh lùn sọc đen, tuyến trùng rế, bọ trĩ, sâu keo,…Tiếp chú ý Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân nhất là thời kỳ lúa làm đòng trỗ; bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, Khô vằn, nhện ghé, rầy nâu, bệnh đen lép hạt,…

 

Phan Văn Huân

Agrégateur de contenus

Agrégateur de contenus