Menu phải
Web Counter
Tartalom megjelenítő
Những năm qua, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Nhờ có tiền DVMTR, người nhận khoán bảo vệ, phát triển rừng có thêm nguồn thu cải thiện cuộc sống; các đơn vị chủ rừng và quản lý rừng ở Hà Tĩnh có nguồn tái đầu tư cho phát triển rừng, phát triển hạ tầng.
Chính sách chi trả DVMTR giúp nhận thức về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của các chủ rừng và hộ nhận khoán rừng từng bước được nâng cao. Cơ bản người dân đã có ý thức hơn trong thực hiện công tác bảo vệ, phát triển rừng trên cơ sở hiểu rõ về quyền lợi, trách nhiệm của mình. Qua đó giúp giảm đáng kể tình hình phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép trên địa bàn tỉnh về cả số vụ và mức độ thiệt hại.
H1: Tiềm năng DVMTR ở Ban quản lý KBTTN Kẻ Gỗ
Trong năm 2023, Hà Tĩnh đã thu tiền dịch vụ môi trường rừng trên 10 tỷ đồng (từ các Cơ sở sản xuất thủy điện, Cơ sở sản xuất và cung cấp nước sạch, Cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, Cơ sở sản xuất công nghiệp) và đã tiến hành chi trả cho 24 chủ rừng là tổ chức, UBND các xã; các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn và chi cho các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, trồng cây phân tán.
H2: Đoàn kiểm tra của tỉnh đánh giá chính sách ở BQL RPH Nam Hà Tĩnh
Theo đó, việc chi trả tiền DVMTR đã trực tiếp giúp nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có kinh phí để triển khai công tác bảo vệ rừng; các chủ rừng và các hộ nhận khoán rừng có thêm thu nhập cải thiện đời sống, nguồn thu ổn định hàng năm. Các chủ rừng là hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn và hộ nhận khoán bảo vệ rừng cũng được hưởng toàn bộ tiền dịch vụ môi trường rừng chi trả. Việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR vì vậy về cơ bản đã có những tác động tích cực, rõ nét đến công tác quản lý và bảo vệ rừng ở các khu vực, địa phương có cung ứng dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh./.
Tin bài và ảnh: Nguyễn Văn Thắng – Phòng Kế hoạch và Tài chính.