Navigációs menü

Tartalom megjelenítő

Banner trái

Web Counter

Tartalom megjelenítő

angle-left Hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh, hóa chất và dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản theo hình thức nuôi xen ghép tôm sú, cua biển và cá đối mục

Những năm gần đây, do tác động của biến đổi khí hậu làm cho nghề nuôi tôm chuyên canh một số vùng nuôi trong tỉnh gặp nhiều khó khăn, mặt khác một số vùng nuôi vùng thấp triều hệ thống hạ tầng xuống cấp không còn đáp ứng cho nuôi tôm thâm canh…Do vậy, việc áp dụng các hình thức nuôi mới và đa dạng đối tượng nuôi phù hợp là các giải pháp cần thiết để ổn định nghề nuôi cũng như giảm ô nhiễm môi trường nuôi. Nuôi xen ghép tôm sú, cua biển, cá đối mục bán thâm canh trong ao là hình thức nuôi xen ghép kết hợp các đối tượng nuôi có đặc tính sinh học hỗ trợ lẫn nhau, tận dụng hết thức ăn từ tầng mặt, tầng giữa đến tầng đáy, hạn chế sử dụng các loại thuốc xử lý môi trường…

   Năm 2024, được sự hỗ trợ tư vấn của cơ quan chuyên môn thành phố Hà Tĩnh và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Anh Trương Thế Cương - Thôn Tiến Hưng, xã Thạch Hưng, thành phố Hà Tĩnh đã thực hiện thành công “Mô hình nuôi xen ghép tôm sú, cua biển và cá đối mục nhằm hạn chế dịch bệnh, hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh, hóa chất trong nuôi trồng thủy sản”

          - Về địa điểm lựa chọn để thực hiện mô hình

+ Ao nuôi gần nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm do chất thải nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt, ao nuôi ở xa khu dân cư và thuận tiện giao thông.

+ Có diện tích từ 5.000 -10.000 m2; Có cống cấp và thoát nước riêng biệt, bờ đê chắc chắn không bị rò rỉ.

+  Độ sâu mực nước từ 1,2 - 1,6 m.

  - Về đối tượng, mật độ nuôi

+ Tôm sú: 10 con/m2, kích cỡ 3 - 5 cm/con, ương riêng trước khi thả vào ao nuôi xen ghép để đảm bảo tỉ lệ sống.

+ Cua: 0,5 con/m2, kích cỡ cua hạt me, ương riêng trong giai một thời gian cua đạt cỡ cua đồng hồ thì tiến hành bung ra ngoài ao nuôi.

+ Cá đối mục: 0,8 con/m2, kích cỡ 4 - 6 cm/con.

- Thức ăn: Sử dụng thức ăn công nghiệp, chế biến, thức ăn tươi hoặc kết hợp các loại đó với nhau. Tuy nhiên đối với mô hình nuôi xen ghép tốm sú, cua biển và cá đối mục trong ao có mật độ thả giống tương đối cao do vậy phần lớn sử dụng thức ăn công nghiệp dạng viên nổi:

+ Thức ăn tôm sú: Sử dụng thức ăn công nghiệp dành cho tôm sú.

+ Thức ăn cá: Sử dụng thức ăn viên nổi công nghiệp dành cho cá (thức ăn có độ đạm 22 - 30%).

+ Thức ăn Cua biển: Giai đoạn đầu sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp của tôm sú để cho cua ăn

- Hệ số thức ăn công nghiệp: Tôm sú 1.2; Cua 2.0; Cá đối mục 1.3. 

        - Kích cỡ thương phẩm khi thu: Cá đối 0,4 - 0,5 kg/con; tôm sú 25-30 con/kg; Cua 0,3-0,4 kg/con.

- Về các g iải pháp thực hiện

+ Công tác chuẩn bị: Tiến hành xây dựng mô hình nuôi xen ghép tôm sú, cua biển và cá đối mục trong ao đất với quy mô 01 ha. Hướng dẫn hộ nuôi chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, ao nuôi, ao chứa lắng đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật để thực hiện mô hình.

+ Cải tạo ao hồ, bón vôi, xử lý nguồn nước dự trữ, lấy nước vào ao, bón vi sinh gây màu nước ...

+ Kiểm tra các yếu tố môi trường nước ao nuôi phù hợp như pH từ 7,2 - 8,5 độ kiềm 80 - 120 mg/l, nhiệt độ 25-30oC, độ trong 30 - 35 cm.     

+ Thả giống: Giống tôm sú, cua biển, cá đối mục khoẻ mạnh, kích cỡ đồng đều, màu sắc tươi sáng; con giống hoạt động tốt, không có dấu hiệu bị nhiễm bệnh, đầy đủ bộ phận không bị tổn thương, mất mát các phần phụ; giống có nguồn gốc rõ ràng. Đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật.

          Mật độ thả:      - Tôm sú: 10 con/m2

                        - Cua:  0,5 con/m2

                          - Cá đối mục: 0,8 con/m2

+ Cho ăn: Quản lý cho ăn theo nguyên tắc 4 định (Định chất, định lượng, định thời gian và định vị trí); Thức ăn phải đảm bảo chất lượng và số lượng. Nguồn thức phải đảm bảo chất lượng, không bị nấm mốc hay ôi thiu; Thức ăn được rải đều trong ao, ngày cho ăn 2 lần sáng 6 - 8 giờ và chiều 17- 18 giờ, có thể cho ăn bổ sung vào ban đêm đối với tôm. Thức ăn của tôm được cho ăn vào buổi chiều tối nhiều hơn cho ăn vào buổi sáng; đối với cá thì cho ăn vào buổi sáng nhiều hơn buổi chiều. Trong một bữa ăn, để đảm bảo cho tôm, cua nuôi ăn đầy đủ thức ăn thì phải cho cá đối mục ăn trước sau đó đến cho tôm cua ăn. Vì cá đối mục rất háu ăn, nếu ăn cùng 1 lần cá giành thức ăn của tôm.

* Liều lượng thức ăn cho ăn: Giai đoạn đầu: Lượng thức ăn công nghiệp hàng ngày từ 5 - 10% trọng lượng tổng đàn nuôi. Sau tháng nuôi thứ 3 trở lên lượng thức ăn trong ngày từ 3 - 5% trọng lượng đàn trong ao.

+ Quản lý: theo dõi, kiểm tra các chỉ số môi trường, sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm, cua, cá hàng ngày và định kỳ. Kiểm tra, theo dõi các yếu tố môi trường, đảm bảo các chỉ số môi trường luôn ở giới hạn phù hợp và tốt nhất là ở giới hạn tối ưu để tôm, cua, cá phát triển với tốc độ tốt nhất.

 - Kết quả mô hình: Sau 5 - 6 tháng thả nuôi mô hình xen ghép tôm sú, cua biển, cá đối mục đã đem lại kết quả khả quan. Trên 1ha ao nuôi, với cỡ thu hoạch tôm sú: 25 - 35 con/kg, cua biển: 2,5 - 3 con/kg, cá đối mục 2,5 - 3  con/kg. Sản lượng thu được: Tôm sú: 1.400 kg, cua biển: 500 kg, cá đối mục 1.800 kg. Tổng doanh thu ước đạt trên 700 triệu đồng, lợi nhuận trên 200 triệu đồng.

Quá trình theo dõi và đánh giá kết quả mô hình đã đạt kết quả tốt về mặt kinh tế, xã hội và môi trường; giúp người nuôi thủy sản nước mặn, lợ tiếp tục phát triển nghề nuôi trồng thủy sản ngày càng mang lại giá trị cao và bền vững./.

 

Sỹ Công - Chi cuc Thủy sản Hà Tĩnh

Tartalom megjelenítő

Tartalom megjelenítő