ナビゲーションメニュー

アセットパブリッシャー

Banner trái

Web Counter

アセットパブリッシャー

angle-left Phát huy vai trò đội ngũ cán bộ khuyến nông trong hành trình chuyển đổi số

Xác định chuyển đổi số là hướng đi tất yếu trong sản xuất nông nghiệp hiện nay. Vì vậy, kể từ khi Hà Tĩnh “nắm lấy ngọn cờ chuyển đổi số”, dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh, cả ngành nông nghiệp đã vào cuộc quyết liệt, phát huy hết vai trò, trách nhiệm, nổ lực và cùng nhau quyết tâm không để “ lỡ chuyến tàu chuyển đổi số”.  Sau thời gian thực hiện, hành trình chuyển đổi số ở Hà tĩnh đã gặt hái được những thành công bước đầu đáng khích lệ. Góp sức làm nên kết quả này phải kể đến vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật khuyến nông của tỉnh.

 

Những năm qua, hệ thống khuyến nông Hà Tĩnh đã không ngừng được củng cố và phát triển, trở thành cầu nối trong chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, góp phần quan trọng để phát triển kinh tế nông nghiệp tỉnh nhà. Trong mọi thời điểm, những cán bộ khuyến nông vẫn luôn là “người bạn” đồng hành cùng nông dân.

Cán bộ kỹ thuật Khuyến nông Hà Tĩnh trực tiếp hướng dẫn người dân cách tải App để nhập liệu thông tin

Trong bối cảnh dịch bệnh covid-19 diễn biến phức tạp, khi sản phẩm làm ra không thể tiêu thụ được, người nông dân đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. không ai khác, chính những cán bộ khuyến nông là những người đầu tiên thấu hiểu điều đó. Vì thế, trong tình hình mới, họ đã chủ động thay đổi, linh hoạt để kịp thời bắt nhịp với thời đại công nghệ, sẵn sàng “lên đường”  với nhiệm vụ mới trong chuyến tàu chuyển đổi số của ngành nông nghiệp tỉnh nhà. Và chính họ vẫn là những người đưa đường dẫn lối, cầm tay chỉ việc, những “người bạn” đồng hành sát cánh với nông dân trong những lúc khó khăn nhất.

Bưởi Phúc Trạch là sản phẩm nông nghiệp đầu tiên được Hà Tĩnh lựa chọn thực hiện chuyển đổi số

Cũng như bao ngành kinh tế khác, đứng trước những khó khăn thì việc tìm hướng đi mới là điều cần thiết. Vì vậy, việc xác định thực hiện chuyển đổi số là xu thế tất yếu mà ngành nông nghiệp cần phải làm ngay, và phải có lộ trìnhcụ thể. Đối với Hà Tĩnh, bưởi Phúc Trạch là sản phẩm được thực hiện chuyển đổi số đầu tiên. Đây cũng là sản phẩm mà nhiều năm qua, cán bộ Trung tâm Khuyến nông đã dày công chuyển giao khoa học kỹ thuật nhằm phát triển về cả số lượng và chất lượng, giúp bà con phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập,đưa cây bưởiPhúc Trạch trở thành cây trồng chủ lực của huyện Hương Khê. Vì thế, khi xác định chuyển đổi số trên cây bưởi Phúc Trạch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn người trực tiếp điều hành, chỉ đạo thực hiện chuyển đổi số Ngành Nông nghiệp đã tin tưởng giao trách nhiệm cho Sở Nông nghiệp và PTNT, trực tiếp là Trung tâm Khuyến nông làm đơn vị đầu mối phối hợp với các Sở Thông tin truyền thông, Công Thương, các cơ quan liên quan UBND huyện Hương Khê và đơn vị tư vấn - Công ty Cổ phần iCheckđể triển khai thực hiện công tác chuyển đổi trong quản lý, sản xuất, kinh doanh bưởi Phúc Trạch.

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh  Nguyễn Văn Trí trao đổi về công tác chuyển đổi số trên các loại cây ăn quả.

 

 Ngay từ khi nhận nhiệm vụ mới, mỗi cán bộ khuyến nông Hà Tĩnh đã chủ động nắm bắt công nghệ, đổi mới cách làm phù hợp với tình hình mới để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu cho bước chuyển mình của ngành nông nghiệp tỉnh nhà.Ông Nguyễn Văn Trí - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông, cho biết: “Xác định rõ đây là nhiệm vụ mới, nhiều khó khăn, đặc biệt là phải áp dụng KH-KT tiến bộ nghiêm túc mới cho ra kết quả. Vì thế ngay sau khi nhận nhiệm vụ được giao, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã thành lập Tổ công tác chuyển đổi số ngay tại đơn vị. Với tinh thần làm việc trí tuệ, nhiệt tình, trách nhiệm, tổ công tác đã nhanh chóng tiếp nhận công nghệ từ đơn vị tư vấn. Đồng thời, phối hợp cùng 19 xã thuộc vùng chỉ dẫn địa lý bưởi Phúc Trạch, huyện Hương Khê triển khai thông tin, tập huấn, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và cung ứng giống, vật tư, phân bón cài đặt phần mềm truy xuất nguồn gốc, đăng ký tài khoản, nhập liệu cho 162 tài khoản doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và 2.825 tài khoản thành viên.

Mặc dù gặp nhiều trở ngại, khó khăn, nhất là khi trực tiếp làm việc với người dân trồng bưởi của 19 xã huyện Hương Khê trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, địa bàn rộng, đi lại khó khăn, nhưng với tinh thần, trách nhiệm, sự tập trung cao độ, chỉ sau thời gian chưa đầy 1 tháng, Tổ công tác đã số hóa trên diện tích 899ha, sản lượng 9.319 tấn. Cũng trong thời gian đó, Trung tâm cũng đã phối hợp cùng Công ty CP iCheck hoàn thiện Cổng thông tin buoiphuctrach.gov.vn và app Bưởi Phúc Trạch.

Trong điều kiện người dân còn hạn chế về tiếp cận công nghệ thông tin, nên khó khăn lớn nhất lúc này là công tác tuyên truyền làm sao giúp người dân hiểu để thay đổi tư duy trong sản xuất, tiêu thụ từ các kênh truyền thống sang con đường công nghệ số... Tuy nhiên, với sự linh hoạt trong cách làm, kiên trì bám sát hướng dẫn, những cán bộ KH-KT Khuyến nông đã nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ một cách sớm nhất. Từ việc khảo sát thực địa, tuyên truyền, tập huấn cài đặt app, vận hành hệ thống xây dựng cơ sở dữ liệu số để phục vụ công tác truy xuất nguồn gốc sản phẩm bưởi, từng bước số hóa, quản lý điện tử trên môi trường mạng từng bước được hoàn tất. Từ đó, nhằm minh bạch thông tin, giúp người quản lý và người tiêu dùng nắm rõ nguồn gốc, đưa sản phẩm bưởi Phúc Trạch đến với khách hàng một cách nhanh nhất, tin cậy nhất.

Nói về thành quả cũng như lộ trình thực hiện công tác chuyển đổi số trên sản phẩm bưởi Phúc Trạch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn đã ghi nhận và đánh giá cao sự nổ lực quyết tâm của ngành nông nghiệp nói chung vàTrung tâmKhuyến nông tỉnh nói riêng. Với thành công bước đầu đã đưa được bưởi Phúc Trạch, một sản phẩm kinh tế chủ lực của nông dân Hà Tĩnh lên sàn TMĐT thể hiện sự nhanh chóng nhập cuộc, bắt nhịp công nghệ số trong thời đại mới của cơ quan chuyên môn khoa học khuyến nông tỉnh, cũng như các phòng, ban, đơn vị của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh.

Với những kết quả đạt được, thời gian tới đội ngũ cán bộ Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh sẽ tiếp tục đồng hành cùng người dân thực hiện chuyển đổi số trên các sản phẩm nông nghiệp khác, cụ thể tiếp theo là trên sản phẩm cam Chanh, cam Bù nhằm giúp nông dân đưa giá trị sản phẩm nông nghiệp của Hà Tĩnh đến tận tay người tiêu dùng trong và ngoài nước. Đó cũng chính là cơ hội để mỗi cán bộ làm công tác khuyến nông có thêm trải nghiệm mới, nhằm nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong phát triển chiến lược chuyển đổi số của tỉnh nói chung và ngành nông nghiệp Hà Tĩnh nói riêng trong thời kỳ công nghệ 4.0./.

Nguyễn Hoàn

Trung tâm khuyến nông Hà Tĩnh

 

アセットパブリッシャー

アセットパブリッシャー