Menu phải
Web Counter
Contentverzamelaar
Những năm gần đây, để chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời đáp ứng nhu cầu kinh tế thị trường, đặc biệt là nâng cao các giá trị sản xuất nông nghiệp, nhiều mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật đã được nông dân nuôi tôm áp dụng vào thực tiễn mang lại hiệu quả. Tại Hà Tĩnh, mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn không chỉ giúp nông dân quản lý, kiểm soát tốt quá trình phát triển của tôm mà còn giảm thiểu rủi ro, tăng năng suất, chất lượng tôm. Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập của bà con nông dân theo hướng bền vững.
Với mô hình nuôi tôm 1 giai đoạn, con giống thả trực tiếp xuống ao; với 2 giai đoạn là ương giống một thời gian (20 - 25 ngày) rồi chuyển qua ao nuôi đến khi thu hoạch; còn với mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn gồm giai đoạn 1 ương dưỡng khoảng 20 - 25 ngày, sau đó chuyển sang giai đoạn nuôi thương phẩm khoảng 40 ngày và giai đoạn cuối cùng là thả tôm ra ao lớn khi đạt kích cở thương phẩm thu hoạch. Mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn giúp giảm được rủi ro về tác động của môi trường, nhiệt độ biến động trong ngày.
Theo tổng hợp của Chi cục Thủy sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có 44 cơ sở nuôi tôm có bể ương gièo (có mái che trong nhà) với số lượng bể 351 bể, thể tích trên 110.000 m3 đáp ứng điều kiện cho nuôi tôm thâm canh 3 giai đoạn góp phần giảm rủi ro, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Hiện nay, các hộ/cơ sở nuôi ở các vùng nuôi tôm thâm canh, thâm canh công nghệ cao tại các huyện ven biển và thành phố Hà Tĩnh đã và đang tích cực học tập nhân rộng mô hình; điển hình như: huyện Lộc Hà và huyện Thạch Hà là 2 địa phương có khá nhiều vùng nuôi tôm tập trung của tỉnh, thời gian qua các huyện đã quan tâm xây dựng các mô hình sản xuất, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng diện tích canh tác. Thông qua đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đến nay các huyện đã có các vùng nuôi gắn với thế mạnh của ngành hàng nông nghiệp chủ lực (nuôi tôm) của tỉnh; ngoài các mô hình như: mô hình đạt chứng nhận VietGAP, mô hình đảm bảo an toàn thực phẩm…hiện nay trên địa bàn huyện Lộc Hà có 13 cơ sở nuôi có bể ương gièo với số lượng bể trên 156 bể, thể tích trên 37.000 m3; huyện Thạch Hà có 9 cơ sở nuôi có bể ương gièo với số lượng bể trên 51 bể, thể tích trên 20.000 m3 đáp ứng điều kiện cho mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn.
Theo Anh Nguyễn Văn Doãn, chủ cơ sở nuôi tôm 3 giai đoạn tại Vùng nuôi tôm Bình Hà, xã Hộ Độ, huyện Lôc Hà: Trước đây, gia đinh chủ yếu nuôi tôm quảng canh truyền thống, năng suất tôm đạt không cao. Nhưng sau khi tìm tòi, học hỏi anh đã chuyển sang nuôi 3 giai đoạn. Với gần 2 ha, anh đã thiết kế 01 hệ thống bể ương dưỡng (10 bể. mỗi bể là 36 m2 trong nhà có mái che); 2 ao nuôi giai đoạn 2 diện tích mỗi ao là 250m2, và 3 ao nuôi giai đoạn 3 diện tích mỗi ao là 2.200m2 và 2 ao chứa lắng xử lý nước đầu vào (riêng ao chúa lắng chiếm gần 1/2 tổng diện tích của cơ sở). Theo đó, khi con giống đem về được thả vào bể ương dưỡng chăm sóc khoảng 25 ngày. Sau đó, chuyển sang ao nuôi giai đoạn 2 khoảng 40 ngày sau đó chuyển tiếp sang nuôi giai đoạn 3 nuôi cho đến khi thu hoạch. Do thời gian lưu giữ nước ở giai đoạn này không quá lâu, nên ít phát sinh chất thải và khí độc dưới nền đáy giúp kích thích sự tăng trưởng của tôm, tôm sẽ lớn nhanh hơn, kiểm soát được mội trường và hạn chế được dịch bệnh. Kết quả như vụ nuôi vừa qua cơ sở đã rhu hoạch đươc trên 4 tấn tôm thương phẩm, cở tôm thu hoạch là 30 - 40con/kg, doanh thu trên 700 triệu đồng, lợi nhuận đạt trên 200 triệu đồng.
Qua đánh giá của ngành chuyên môn và người nuôi thì nuôi 3 giai đoan có ưu điểm là: Dễ quản lý, hạn chế ô nhiễm môi trường (do thực hiện sang ao qua từng giai đoạn), từ đó giảm thiểu dịch bệnh cho tôm; giúp theo dõi chặt chẽ quá trình phát triển của tôm; giảm được rủi ro về tác động môi trường, thời tiết, dịch bệnh, biến đổi khí hậu (nắng nóng kéo dài)… nhược điểm là: yêu cầu diện tích khá lớn; chi phí đầu tư ban đầu khá cao.
Để thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân các địa phương trên cơ sở điều kiện thực tế của địa phương, cơ sở cần tiếp tục nghiên cứu đầu tư phát triển sản xuất theo hướng nhân rộng mô hình trên, nhằm khai thác tiềm năng, phát huy lợi thế, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững nghề nuôi tôm trên địa bàn tỉnh./.
Sỹ Công - Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh.