Menu phải
Web Counter
Xuất bản thông tin
Đoàn công tác của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn do bà Nguyễn Thị Kim Loan - Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Phó Giám đốc Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh làm Trưởng đoàn vừa có chuyến tham quan, trao đổi kinh nghiệm trong thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, trồng rừng thay thế tại Hà Tĩnh. Ông Nguyễn Thái Bình – Giám đốc Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh, cùng đại diện Phòng Kế hoạch và Tài chính, lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm làm việc với Đoàn công tác.
Trong chuyến tham quan, trao đổi kinh nghiệm trong thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, trồng rừng thay thế tại Hà Tĩnh, Đoàn công tác tỉnh Lạng Sơn đã được các đại diện từ phía Hà Tĩnh trao đổi, chia sẽ các nội dung về kết quả triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, trồng rừng thay thế tại Hà Tĩnh. Theo đó, Hà Tĩnh có hơn 314 nghìn ha rừng, trong đó diện tích có cung ứng dịch vụ môi trường rừng khoảng 104 nghìn ha. Nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh chủ yếu từ các nhà máy thuỷ điện, nhà máy nước sạch, nhà máy nước công nghiệp, dịch vụ du lịch… bình quân mỗi năm trên 9 tỷ đồng. Thực hiện chi trả cho 08 đơn vị chủ rừng là tổ chức, 11 chủ rừng là UBND cấp xã và hơn 3.000 hộ gia đình, cá nhân là đối tượng cung ứng DVMTR. Đối với nguồn kinh phí trồng rừng thay thế các chủ dự án đã nộp về Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh khoảng gần 62 tỷ đồng.
Hình 1. Toàn cảnh buổi làm việc, trao đổi, chia sẽ kinh nghiệm 2 tỉnh
Tại buổi làm việc, Đoàn công tác của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn cũng chia sẽ một số nội dung về tiềm năng, lợi thế trong phát triển kinh tế lâm nghiệp của tỉnh Lạng Sơn; toàn tỉnh có khoảng hơn 578 nghìn ha rừng, trong đó có trên 257 nghìn ha rừng tự nhiên và gần 321 nghìn ha rừng trồng. Tổng diện tích được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng hàng năm là trên 310 nghìn ha chiếm gần 60% diện tích có rừng toàn tỉnh, tổng thu khoảng hơn 4 tỷ đồng/năm. Hàng năm Ngân sách Trung ương phân bổ về cho tỉnh Lạng Sơn để thực hiện công tác khoán quản lý bảo vệ rừng giao động từ 20.000 – 40.000 ha. Như vậy có thể thấy chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng góp phần không nhỏ để bảo vệ diện tích rừng hiện có. Các chủ rừng được nhận tiền dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn chiếm 99% là các hộ gia đình, cá nhân. Số tiền này ngoài góp phần cải thiện, nâng cao đời sống cho người dân còn giúp người dân mua thêm cây giống để trồng rừng, mua sắm trang thiết bị bảo vệ rừng hiệu quả hơn.
Đồng thời, tại buổi làm việc đại diện 2 Đoàn công tác của 2 tỉnh cũng chia sẽ những khó khăn, vướng mắc về công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng, trồng rừng thay thế và các nội dung liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và trao đổi các giải pháp để khắc phục, kiến nghị đề xuất với cấp có thẩm quyền giải quyết trong thời gian tới./.
Tin bài và ảnh: Nguyễn Văn Thắng – Phòng Kế hoạch và Tài chính./.