CHUYÊN MỤC

ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC

Banner trái

Web Counter

Xuất bản thông tin

angle-left    Bước đầu đã tìm ra giải pháp tổng hợp để phòng trừ giáp xác gây hại rừng ngập mặn tỉnh Hà Tĩnh

Đó là sản phẩm của công trình Đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu giải pháp tổng hợp để phòng trừ giáp xác gây hại rừng ngập mặn tỉnh Hà Tĩnh” do Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên và phát triển, thuộc Liên hiệp cá Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam chủ trì thực hiện trong 02 năm (từ tháng 12/2022 đến hết tháng 11/2024) trên địa bàn các huyện ven biển có diện tích rừng ngập mặn (Nghi Xuân, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, thành phố Hà Tĩnh, thị xã Kỳ Anh). Xuất phát từ thực tế nhiều khu rừng ngập mặn ven biển tỉnh Hà Tĩnh đang có xu hướng suy giảm về diện tích, chất lượng rừng, bởi một trong những nguyên nhân là do nhóm sinh vật gây hại. Sự tàn phá của chúng âm thầm, trong một thời gian dài nên không được chú trọng, cho đến khi nhận thấy diện tích rừng ngập mặn chết hàng loạt (đặc biệt là diện tích ở rừng ngập mặn mới trồng và cả diện tích rừng lâu năm tại khu vực Thạch Hạ, Đồng Môn – thành phố Hà Tĩnh, Kỳ Hà – thị xã Kỳ Anh…). Vì vậy, đây là vấn đề rất nan giải, bức xúc của địa phương cần giải quyết trong mục tiêu phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển.

Đây là Đề tài có ý nghĩa thiết thực, cần thiết trong giai đoạn hiện nay ở các địa phương, nhất là trước thực trạng rừng ngập mặn đang bị suy giảm, nhất là do yếu tố sâu bệnh hại gây ra trong thời gian qua khá nhiều (chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu nào cả); UBND tỉnh đã có Văn bản 4123/UBND-TH1 ngày 25/6/2020 gửi Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị hướng dẫn, giúp đỡ hiện tượng sinh vật gây hại rừng ngập mặn Dự án Quản lý nguồn nước tổng hợp và phát triển đô thị trong mối liên hệ với biến đổi khí hậu tại tỉnh Hà Tĩnh (IWMC). Năm 2020 Đoàn chuyên gia của Trung ương về khảo sát sinh vật gây hại rừng ngập mặn (do Cục Bảo  vệ thực vật, Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng IV, Tổng cục Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp, cùng với địa phương, các Sở ngành) đã tiến hành kiểm tra, khảo sát thực tế, tìm hiểu, đánh giá và đã có kết luận, đánh giá sơ bộ và có những khuyến cáo nhưng chưa thực sự tìm ra giải pháp hữu hiệu.

  Hình 1. Hội đồng nghiệm thu cấp tỉnh do Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và PTNT và các nhà khoa học…

Sau 02 triển khai, đến nay công trình đã hoàn thành các sản phẩm, báo cáo chuyên đề chính: (i) Điều tra và đánh giá sinh cảnh sống của loài sinh vật hại cây ngập mặn ở vùng nghiên cứu; (ii) Nghiên cứu một số tập tính dinh dưỡng và sinh sản của loài giáp xác vùng nghiên cứu; (iii) Nghiên cứu thử nghiệm một số biện pháp phòng trừ loài giáp xác gây hại trên cây ngập mặn; (iv) Tổng hợp, đề xuất giải pháp và biên soạn tài liệu hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ loài giáp xác gây hại rừng ngập mặn tại Hà Tĩnh. Từ các kết quả điều tra, thí nghiệm, phân tích các chỉ số có luận chứng khoa học, Đề tài đã xác định được 03 loài giáp xác gây hại chính: Balanus amphitrite (Hà sun), Metopograpsus latifrons (Cáy), Sphaeroma terebrans (Giáp xác chân đều. Đưa ra các đặc điểm hình thái xác định các loại giáp xác gây hại rừng ngập mặn, mô tả hình thái, đặc điểm sinh dưỡng, vòng đời, đặc điểm kiếm ăn, mùa vụ phát triển, tập tính cư trú, sinh sản, loài cây rừng ngập mặn gây hại. Đồng thời, Đề tài cũng đã đưa ra 3 giải pháp (giải pháp kỹ thuật lâm sinh, giải pháp cơ học, giải pháp sinh học) bằng 7 biện pháp cụ thể (chọn giống cây trồng, thu gom, sử dụng cọc nhử, biện pháp hỗn hợp, rào cản vật lý, xua đuổi, thiên địch) để từ đó đưa ra các khuyến cáo, biên soạn các tài liệu hướng dẫn cách phòng trừ…

Hình 2. Các thành viên của Hội đồng khoa học đưa ra nhận xét, phản biện…

 

        Tin bài và ảnh: Nguyễn Văn Thắng – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông./.

Xuất bản thông tin

Xuất bản thông tin