Menu phải
Web Counter
Xuất bản thông tin
Chuyển đổi số trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh: khả thi, thiết thực, hiệu quả, bền vững.
Chuyển đổi số trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là một nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn hiện nay. Xác định được điều đó, từ rất sớm Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị thuộc sở tập trung triển khai thực hiện đảm bảo các tiêu chí: khả thi, thiết thực, hiệu quả, bền vững.
Hiện nay, Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện các nội dung như:
- Tập trung nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân trong việc thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số của ngành. Sở đã Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông trực tiếp mời đồng chí Nguyễn Trọng Đường – Phó Cục Trưởng Cục Tin học hóa – Bộ Thông tin và Truyền thông về tập huấn cho cán bộ công chức trong toàn ngành, đồng thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các phòng, đơn vị liên quan tập trung triển khai thực hiện.
- Trên cơ sở rà soát, đánh giá hiện trạng, thực trạng chuyển đổi số thời gian qua, Sở Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với các Sở ngành, địa phương liên quan xây dựng dự Kế hoạch chuyển đổi số Ngành Nông nghiệp và Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP. Dự thảo Kế hoạch đã tập trung đánh giá kết quả thực hiện chuyển đổi số trong thời gian quan, đánh giá những tồn tại, khó khăn, thách thức từ đó đưa ra mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể cho giai đoạn 2021-2025. Dự thảo đã đưa ra các nhóm giải pháp trọng tâm gồm: Phát triển nền tảng cho chuyển đổi số; Đẩy mạnh phát triển chính quyền số, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước của ngành Nông nghiệp và Chương trình OCOP; Tập trung hỗ trợ thúc đẩy chuyển đổi số nhằm phát triển kinh tế Nông nghiệp và Chương trình OCOP; Triển khai thí điểm các mô hình ứng dụng công nghệ số làm điểm để đánh giá, rút kinh nghiệm, nhân ra diện rộng
- Về nội dung: Ngành đang tập trung thực hiện theo hai hướng, Chuyển đổi số phục vụ công tác Quản lý nhà nước thuộc ngành và Chuyển đổi số trong phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, gia tăng giá trị, truy xuất nguồn gốc gắn với thương mại điện tử.
Đối với công tác Quản lý nhà nước: Tập trung hoàn thiện hệ thống các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 để phục vụ người dân và doanh nghiệp; Tập trung ưu tiên trong công tác Quản lý thủy lợi, hồ đập, đê điều, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn. Đến nay Sở đã xây dựng hệ thống quan trắc, đo mưa tự động; hệ thống phần mềm quản lý hồ chứa có gắn camera theo dõi và đưa ra cảnh báo thiên tai và các thông số giúp đưa ra các quyết định chỉ đạo điều hành);
Công tác Phòng cháy, chữa chảy rừng, đã thực hiện gắn camera theo dõi, cánh bảo chảy rừng;, Quản lý, theo dõi hiện trạng, diễn biến rừng…; Quản lý thủy sản (Hiện đã thực hiện việc theo dõi, giám sát hành trình tàu cá xa bờ); Tập trung thực hiện công tác truy xuất nguồn gốc, gắn với đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm nông lâm thủy sản; công tác quản lý, giám sát dịch bệnh, sâu bệnh trên cây trồng, vật nuôi, Quản lý tiến độ, chất lượng công trình xây dựng thuộc ngành…
Đối với phát triển sản xuất: Chỉ đạo triển khai thực hiện chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực thuộc ngành. Hiện nay đang tập trung trên cây ăn quả có múi, trước mắt là sản phẩm Bưởi Phúc Trạch và sản phẩm Cam. Trong đó Cây Bưởi phúc trạch phấn đầu vụ thu hoạch năm 2021 đưa quả Bưởi lên các sàn thương mại điện tử và đáp ứng các yêu cầu về Xuất khẩu. Trong lâm nghiệp thực hiện chuyển số số trong quản lý chứng chỉ rừng FSC phục vụ xuất khẩu. Trong thủy sản phục vụ quản lý, sản xuất tôm…
Để thực hiện có hiệu quả chuyển đổi số, phát triển kinh tế số trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong thời gian tới Sở tiếp tục chỉ đạo các đơn vị tập trung hoàn thiện trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch chuyển đổi số ngành Nông nghiệp và Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP nhằm, đồng thời tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện trên tất cả lĩnh vực thuộc ngành theo đúng Kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt.
Quốc Quân