Menu phải
Web Counter
Xuất bản thông tin
Theo kết quả giám sát dịch bệnh của cơ quan chuyên môn, tỷ lệ lưu hành một số tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thường gặp trên tôm như Đốm trắng, Hoại tử gan tụy cấp tính, Vi bào từ trùng ở mức cao. Trong khi, dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia những ngày tới, trên địa bàn tỉnh ta do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới xảy ra các đợt mưa dông, làm biến động lớn các chỉ số môi trường nước, nguy cơ phát sinh một số dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên động vật thủy sản…là rất cao. Nhằm chủ động phòng chống dịch bệnh động vật thủy sản, góp phần đảm bảo an toàn sản xuất; căn cứ hướng dẫn của ngành chuyên môn, xin lưu ý các cơ sở nuôi trồng thủy sản trong tỉnh các biện pháp thực hiện phòng ngừa bệnh cho các loài thủy sản nuôi sau mưa lớn kéo dài, nhiệt độ giảm thấpvà trong thời gian chuyển mùa, cụ thể như sau:
- Đối với tôm, cá nuôi
- Tăng cường các biện pháp ổn định nhiệt độ và cải thiện môi
trường nước ao nuôi
- Đối với các ao nuôi nước lợ có thể tháo bớt nước tầng mặt, tăng cường vận hành máy quạt nước hoặc các biện pháp khuấy đảo nước, tránh hiện tượng phân tầng nước ao nuôi. Các ao nuôi bị ngọt hóa có thể bổ sung muối hòa tan để tăng độ mặn nước ao.
- Các ao nuôi có quạt nước, sục khí đáy ao sử dụng các loại hóa chất có tính sát khuẩn cao để khử trùng nguồn nước trong quá trình nuôi (nằm trong danh mục thuốc hóa chất được phép sử dụng, quy định tại Thông tư số 10/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
- Duy trì mực nước ao nuôi từ 1,5 - 2m.
- Vệ sinh, làm sạch khu vực nuôi, lồng nuôi, rải vôi xung quanh bờ ao (khoảng 10kg/100m2), kết hợp bón vôi cho ao nuôi để ổn định pH nước và làm giảm độ đục của nước ao:
- Tăng cường các biện pháp ổn định nhiệt độ và cải thiện môi
trường nước ao nuôi
H ình 1 - Kiểm tra độ trong của nước ao nuôi để có biện pháp
điều chỉnh phù hợp
+ Đối với ao nuôi thủy sản nước ngọt: lượng vôi bón 0,7 - 1 kg/100 m3
nước. nước.
+ Đối với ao nuôi thủy sản nước mặn lợ: lượng vôi bón 2 - 3 kg/100 m3
+ Đối với thủy sản nuôi lồng treo túi vôi (2 - 4kg/10m3 nước), hoặc bột
đồng sunfat (50gam/10m3)… trong lồng nuôi phía đầu nguồn nước, độ sâu của túi vôi hoặc túi thuốc treo bằng 1/3 - 1/2 độ sâu mực nước trong lồng nuôi. Có thể thu hoạch khi thủy sản đã đạt kích cỡ thương phẩm hoặc di chuyển lồng đến nơi nước sạch. Các lồng nuôi thủy sản nước mặn lợ có thể di chuyển đến nơi có độ mặn tương đối ổn định hoặc di chuyển thủy sản vào ao nuôi có đầy đủ thiết bị sục, đảo khí.
-
-
- Sử dụng các loại chế phẩm sinh học để làm sạch các chất cặn, chất lắng tụ đáy ao.
- Theo dõi chặt chẽ mức độ sử dụng thức ăn để có biện pháp điều chỉnh
-
phù hợp, tránh dư thừa gây ô nhiễm môi trường ao nuôi. Bổ sung vitamin C với liều lượng 3 - 6g/kg thức ăn, các loại khoáng chất để tăng sức đề kháng cho thuỷ sản nuôi.
3. Đối với ao nuôi tôm: khuyến khích người nuôi thu mẫu tôm, mẫu nước định kỳ xét nghiệm một số bệnh nguy hiểm, nhất là vi khuẩn Vibrio tổng số trong mẫu nước để có biện pháp xử lý khi mật độ vi khuẩn Vibrio tổng số vượt quá giới hạn cho phép; giám sát chủ động các bệnh nguy hiểm thường gặp.
Hình 2 - Thu mẫu nước định kỳ xét nghiệm một số bệnh nguy hiểm
4.Những ngày nhiệt độ giảm thấp (dưới 180C) có thể sử dụng bèo tây phủ 1/2 đến 1/3 mặt ao, các ao, bể nhỏ có thể sử dụng bạt nilong che chắn; các bể sản xuất giống, bể lưu giữ cá qua đông cần có biện pháp nâng nhiệt; cá nuôi lồng bè nên di chuyển lồng vào những nơi kín gió…
5. Thông tin kịp thời cho chính quyền và cơ quan thú y khi phát hiện thủy sản chết, bị dịch bệnh, thực hiện kịp thời các biện pháp bao vây, xử lý dịch bệnh theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
Hình 3 -Tăng cường công tác kiểm tra thuy san nuôi để có biện pháp
quản lý, chăm soc phù hợp
- Đối với nuôi ngao/nghêu bãi triều ven biển
-
Sau các đợt mưa lớn
- Khi nước thủy triều xống, tiến hành kiểm tra, tu sửa đăng, chắn.
- Vệ sinh bãi ngao hàng ngày: Thu gom rác, xác ngao chết trên bãi ngao đưa lên bờ ở nơi quy định tránh gây ô nhiễm bãi ngao.
- Kiểm tra mật độ ngao từng khu vực bão, tiến hành san đều ra toàn bãi.
- Theo dõi chặt chẽ tình hình ngao nuôi, phát hiện ngao chết nhiều báo cáo chính quyền địa phương và cơ quan thú y theo quy định để được hướng dẫn các biện pháp phòng, chống.
-
Chủ
động
thực
hiện
một
số
biện
pháp
phòng
bệnh
- Quản lý thả nuôi trong vùng quy hoạch, nơi có đủ điều kiện tốt cho ngao sinh trưởng. Di chuyển ngao ra khỏi các vùng nuôi nước nông có thời gian phơi bãi dài trên 3 - 4 tiếng, những nơi quá gần cửa sông, môi trường thường bị thay đổi đột ngột trong mùa mưa hoặc nguồn nước ô nhiễm từ sông đổ ra.
- Chọn giống: Có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh, chọn cỡ giống lớn và có kết quả xét nghiệm âm tính với Perkinsus.
- Mật độ thả nuôi và quy trình chăm sóc nuôi dưỡng: Theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn (lưu ý nên thả mật độ vừa phải).
- Vệ sinh bãi ngao hàng ngày: Thu gom rác, xác ngao chết trên bãi ngao đưa lên bờ ở nơi quy định tránh gây ô nhiễm bãi ngao.
- San thưa ngao: Định kỳ kiểm tra kích cỡ ngao và mật độ ngao để tiến hành san thưa, giảm cạnh tranh thức ăn, tạo điều kiện cho ngao phát triển tốt.
- Định kỳ 1 - 2 tháng/lần hoặc khi có hiện tượng ngao chết bất thường, lấy mẫu xét nghiệm ký sinh trùng perkinsus tại các vùng nuôi để đánh giá mức độ nhiễm và có biện pháp xử lý kịp thời./.
-
Sau các đợt mưa lớn
Sỹ Công - Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh