Navigation Menu

Asset Publisher

Banner trái

Web Counter

Asset Publisher

angle-left ĐẨY MẠNH TUYÊN TRUYỀN CÁC VĂN BẢN, CHỦ TRƯƠNG MỚI 

I. CẤP TRUNG ƯƠNG:

1. Hội nghị Ban Chấp hành Trung Đảng khóa XIII

Ngày 25/11/2024 tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp để xem xét, quyết định một số vấn đề. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị. Tại Hội nghị, các đại biểu thảo luận, xem xét chủ trương tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017, một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; việc tái khởi động chương trình điện hạt nhân Việt Nam và tiếp tục nghiên cứu dự án điện hạt nhân Ninh Thuận; xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ theo thẩm quyền.

Gợi mở một số vấn đề để Trung ương nghiên cứu trong quá trình thảo luận, quyết định những nội dung quan trọng, Tổng Bí thư nhấn mạnh 2 nội dung cần báo cáo và xin ý kiến Trung ương để sớm triển khai thực hiện là: Chủ trương tổng kết sớm và toàn diện Nghị quyết số 18- NQ/TW, một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, nhất là cấp Trung ương. Chủ trương tái khởi động chương trình điện hạt nhân và tiếp tục nghiên cứu triển khai dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

Tổng Bí thư cho biết, tại phiên họp ngày 8/11/2024, Bộ Chính trị đã thống nhất quyết tâm chính trị mạnh mẽ để tổng kết sớm, toàn diện Nghị quyết số 18-NQ/TW làm cơ sở báo cáo Trung ương có những quyết sách mạnh mẽ tiếp tục sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, trước hết là các cơ quan Trung ương; đồng thời xác định đây là công việc phải làm nhanh, hoàn thành trước Đại hội XIV của Đảng. Cán bộ, đảng viên, nhân dân đều đồng thuận, ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn chủ trương này sớm được thực hiện một cách quyết liệt, đồng bộ, bài bản, tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Bộ Chính trị đã thành lập Ban Chỉ đạo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 và ban hành Quy chế hoạt động, phân công trách nhiệm, kế hoạch thực hiện, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương tiến hành tổng kết theo đề cương và có định hướng cụ thể.

2. Tóm tắt kết quả kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Sau 29,5 ngày làm việc (đợt 1 từ ngày 21/10 đến ngày 13/11/2024; đợt 2 từ ngày 20/11 đến ngày 30/11/2024) với tinh thần đổi mới, đoàn kết, dân chủ, trí tuệ, khẩn trương và trách nhiệm cao, kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra với kết quả: Thông qua 17 luật và nhiều nghị quyết, cho ý kiến lần đầu đối với 11 dự án luật khác; giám sát tối cao chuyên đề về quản ý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn 3 nhóm lĩnh vực ngân hàng, y tế, thông tin và truyền thông; xem xét, quyết định các vấn đề về nhân sự, kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước; xem xét báo cáo về tổng hợp kiến nghị của cử tri và Nhân dân, cùng một số nội dung quan trọng khác.

Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, tinh thần trách nhiệm cao, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh đã tích cực tham gia có hiệu quả các nội dung chương trình nghị sự, góp phần quan trọng vào thành công chung của kỳ họp.

3. Nghị quyết số 1283/NQ-UBTVQH15 ngày 14/11/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023 – 2025

- Theo đó, sắp xếp thành phố Hà Tĩnh, huyện Cẩm Xuyên, huyện Lộc Hà và huyện Thạch Hà. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 110,51 km2, quy mô dân số là 96.331 người của huyện Lộc Hà vào huyện Thạch Hà.

- Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc TP. Hà Tĩnh, sau khi sắp xếp thành phố Hà Tĩnh có diện tích tự nhiên là 220,00 km2 và có 27 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 12 phường, 15 xã). Huyện Thạch Hà có diện tích tự nhiên là 325,37 km2 và có 22 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 20 xã, 02 thị trấn). Huyện Cẩm Xuyên có diện tích tự nhiên là 618,76 km2 có 21 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 19 xã và 02 thị trấn).

- Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Hương Sơn, Can Lộc, Hương Khê, thành lập thị trấn thuộc huyện Kỳ Anh, thành lập các phường thuộc thị xã Kỳ Anh.

- Giải thể Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân huyện Lộc Hà. 

- Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025. Kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, tỉnh Hà Tĩnh có 12 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 09 huyện, 02 thị xã và 01 thành phố; 209 đơn vị đơn vị hành chính cấp xã, gồm 170 xã, 25 phường và 14 thị trấn.

 

II. ĐỊA PHƯƠNG TỈNH HÀ TĨNH

1. Kết luận số 169-KL/TU ngày 22/11/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về thẩm quyền, cơ cấu, số lượng, quy trình nhân sự và sắp xếp tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động không chuyên trách cấp xã khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025

Theo đó, thực hiện các Nghị quyết của Trung ương (Bộ Chính trị, Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết của Chính phủ) và Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Kết luận về thẩm quyền, cơ cấu, số lượng, quy trình nhân sự và sắp xếp tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động không chuyên trách cấp xã khi thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 với mục đích, yêu cầu và nguyên tắc sắp xếp như sau:

- Về mục đích, yêu cầu:

+ Thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức đảng, tổ chức bộ máy và lựa chọn đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động không chuyên trách cấp xã, nhất là cán bộ chủ chốt có phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực nổi trội hơn, đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ, vì mục tiêu xây dựng ĐVHC cấp huyện, cấp xã sau sắp xếp ổn định, phát triển bền vững.

+ Thống nhất cơ cấu, tổ chức bộ máy; đánh giá, phân loại, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động không chuyên trách tại các ĐVHC cấp huyện, cấp xã mới gắn với chuẩn bị nhân sự đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 và bầu cử hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031.

- Về nguyên tắc thực hiện sắp xếp:

+ Thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động không chuyên trách cấp xã ở các đơn vị hành chính mới phải tuân thủ quy định của Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước, điều lệ của các tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan, tổ chức ngành dọc cấp trên.

+ Gắn với việc thực hiện quy định của Trung ương, của tỉnh về kiểm soát quyền lực và phòng chống tham nhũng trong công tác cán bộ, quy định về chuyển đổi vị trí công tác theo Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

+ Thực hiện chủ trương không nhất thiết địa phương nào cũng phải có người tham gia cấp ủy cấp trên, trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, ban thường vụ cấp ủy cấp huyện điều chỉnh cơ cấu, phân công lại cấp ủy từ địa phương, đơn vị này sang địa phương, đơn vị khác. Cơ bản bố trí bí thư đảng ủy đồng thời là chủ tịch hội đồng nhân dân cấp xã; xem xét thực hiện mô hình bí thư đảng ủy đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân dân tại những xã có nhân sự đảm bảo các điều kiện.

+ Thời gian, lộ trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã phải thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023 - 2025 có hiệu lực thi hành; trước thời điểm tổ chức đại hội đảng bộ cấp huyện, cấp xã nhiệm kỳ 2025 - 2030 thực hiện một bước sắp xếp, bố trí cán bộ dôi dư phù hợp theo lộ trình tinh giản 5 năm.

  2. Quyết định số 34/2024/QĐ-UBND ngày 27/11/2024 của UBND tỉnh về Ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Hà Tĩnh

Đây là quy định đầu tiên của Hà Tĩnh chúng ta về ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Hà Tĩnh.

- Về phạm vi điều chỉnh: Quy chế này quy định nguyên tắc, điều kiện, trách nhiệm, quyền lợi, kinh phí, chế độ đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ, công chức, viên chức; thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và cá nhân tham gia quản lý, tổ chức triển khai đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Hà Tĩnh.

- Về đối tượng áp dụng: Cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh và các tổ chức khác liên quan. Cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thuộc các tổ chức, cơ quan, đơn vị.

* Đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội ở cấp tỉnh, cấp huyện và các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh không thuộc đối tượng áp dụng của Quy chế này.

- Về nguyên tắc: Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch hàng năm, tiêu chuẩn ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức; tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; vị trí việc làm; gắn với công tác sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức, phù hợp với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của tỉnh và của các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Thực hiện phân công, phân cấp trong tổ chức bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, chức vụ lãnh đạo, quản lý; kết hợp cơ chế phân công và cạnh tranh trong tổ chức đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm. Bảo đảm tính tự chủ của cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng./.

             Tin bài: Nguyễn Văn Thắng – Uỷ viên BCH Đảng bộ Sở.

 

Asset Publisher